video

Hỗ trợ trực tuyến


 ĐIỀU HÀNH TOUR

KIM DUNG

0976955076



Dịch vụ khác

CÔNG TY DU LỊCH HÀM RỒNG -: 0976 955076

Chương trình kích cầu du lịch 2016

Để đáp ứng nhu cầu của du khách, HamRongTour phối hợp cùng các nhà cung cấp dịch vụ thực hiện chương trình “kích cầu nội địa”, giảm giá tour nội địa nhằm đưa du khách đến nhiều danh thắng trong nước và Quốc tế.

Tin tức Hamrongtour

HÀ TĨNH

Diện tích: 6.026,5 km²
Dân số: 1.306,4 nghìn người (năm 2006)
Tỉnh lỵ: Thành phố Hà Tĩnh
Các huyện, thị: 
- Thị xã: Hồng Lĩnh.
- Huyện: Hương Sơn, Đức Thọ, Nghi Xuân, Can Lộc, Hương Khê, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Vũ Quang, Lộc Hà.
Dân tộc: Việt (Kinh), Thái, Chứt, Mường.

Điều kiện tự nhiên

Hà Tỉnh là một tỉnh ở dải đất miền Trung, nằm trong vùng du lịch Bắc Trung bộ, phía bắc giáp Nghệ An, phía nam giáp Quảng Bình, phía tây giáp Lào, phía đông giáp biển Đông với bờ biển dài 137km. Ðịa hình đa dạng, có đủ các vùng đồi núi, trung du, đồng bằng và biển. Hà Tỉnh có tới 14 con sông lớn nhỏ và nhiều hồ nước. Nhiệt độ trung bình năm 23,7ºC. 
Tiềm năng phát triển du lịch

Hà Tĩnh có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và thắng cảnh, quê hương của nhiều bậc danh nhân. Cảnh quan của tỉnh có thác Vũ Môn, vườn quốc gia Vũ Quang, hồ Kẻ Gỗ, suối nước nóng Sơn Kim, đèo Ngang, chùa Hương Tích, Hòn Bớc, Hòn Lám, các bãi tắm đẹp như Thiên Cầm, Ðèo Con, Xuân Thành, Chân Tiên. Các thắng cảnh phần lớn đều phân bổ dọc đường quốc lộ 1A và quốc lộ 8. 
Hà Tĩnh nổi tiếng về "Văn vật Hồng Lam" với các di chỉ khảo cổ rú Dầu, rú Rơm, đồ sắt Vân Chàm, Minh Long, đồ đồng Ðức Lâm, đồ gốm Cảm Trang, đồ mộc Thái Yên, lụa Hạ, vải Hồ. Dãy Hoành Sơn còn lưu giữ lũng cổ đắp ghép từ thế kỷ thứ 4.
Dân tộc, tôn giáo

Hà Tĩnh là tỉnh có dân số chủ yếu là người Việt (Kinh) theo các tôn giáo như đạo Mẫu, đạo Nho, đạo Phật và tín ngưỡng thờ Thành Hoàng, để lại hàng trăm đền, chùa, miếu mạo như tháp Cửa Diêu, chùa Hương Tích, đền Tam Lang... 
Hà Tĩnh là nơi sản sinh ra danh y Hải Thượng Lãn Ông, thi hào Nguyễn Du, nhà thơ, nhà kinh tế Nguyễn Công Trứ, Trần Phú, Hà Huy Tập, Ngô Ðức Kế, Huy Cận... Sự giao hòa, đan xen giữa văn hóa dân gian và văn hóa bác học làm cho môi trường văn hóa, giá trị nhân văn của Hà Tĩnh có sức thu hút du lịch rất lớn.
Giao thông
Giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ đều thuận lợi với quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam chạy xuyên qua tỉnh. Tỉnh cũng có cửa khẩu Kẹo Nưa thuận tiện cho việc giao lưu với các nước Lào, Thái Lan. Thành phố Hà Tĩnh cách Hà Nội 341km.

CHÙA HƯƠNG TÍCH

Vị trí: Chùa Hương Tích nằm ở dãy núi Hồng Lĩnh, thuộc địa phận xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. 
Đặc điểm: Chùa được xây dựng vào đời Trần, là một trong hai ngôi chùa Hương nổi tiếng ở Việt Nam.

Hồng Lĩnh là thắng cảnh nổi tiếng ở Hà Tĩnh. Từ xưa, dãy núi 99 ngọn vút cao này đã được xếp vào 1 trong 21 danh thắng của nước Nam. Ðặc biệt sự hiện hữu của chùa Hương Tích với nhiều kỳ quan liên kết đã xứng danh là "Hoan Châu đệ nhất danh lam". 
"Phiên bản" chùa Hương
Chùa Hương Tích ở Hà Tây thật ra chỉ là một "phiên bản" đầy ý nghĩa của chùa Hương Tích trên núi Hồng Lĩnh thuộc xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. 
Theo cuốn Hương Sơn thiên trù thiền phả, một vị hoà thượng được lệnh của chúa Trịnh (sau khi đi tuần thú) xác định địa điểm và cho xây dựng chùa Hương Tích ở Hà Tây từ đời Lê Huy Tông dưới niên hiệu Chính Hoà (1680 - 1704). Trong khi theo sách Hương Sơn báu quyển, chùa Hương ở Hà Tĩnh là một động cao và khuất, thường có mây mù bao phủ. Chùa này được chính thức xây dựng từ đời Trần (có thể đồng thời với chùa Yên Tử). Khi Trần Nhân Tông lên tu ở chùa Hoa Yên (Yên Tử), trại trạng nguyên Bạch Liêu, quê huyện Yên Thành (phủ Diễn Châu), cũng dời nhà vào chân núi Hồng Lĩnh cho tiện việc thắp hương ở chùa Hương Tích. Vậy vì sao lại có thêm một chùa Hương "phiên bản" ở phía Bắc? Câu trả lời là vào thời Lê - Trịnh, các vua Lê - chúa Trịnh phần lớn có quê ở xứ Thanh (xem Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái) nên các phi tần, mỹ nữ đa số được tuyển chọn ở miền Hoan Châu. Hàng năm các cung phi, cung nữ Thanh - Nghệ thường chảy hội chùa Hương trên núi Hồng Lĩnh vào ngày 18/02 âm lịch bằng đường thuỷ qua cửa Hội Thống (gần Cửa Lò bây giờ). Mỗi lần những "người đẹp" đi xa như vậy khiến chúa Trịnh rất phân vân (tuy đã bố trí lính vệ phục vụ dọc đường), do đó chúa Trịnh mới gọi một vị hoà thượng xác định địa điểm ở miền rừng núi Hà Tây để xây chùa Hương Tích thứ hai mà thờ vọng để các "người đẹp" đi trẩy hội gần hơn (theo dẫn giải của ông Bùi Văn Nguyên, nguyên tổng thư ký Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam). Như vậy nhờ "sáng kiến" của chúa Trịnh mà nước ta có hai chùa Hương Tích.
Chùa Hương gốc
Nếu đường vào chùa Hương ở Hà Tây bắt đầu từ dòng suối Yến tấp nập những du thuyền thì lối vào chùa Hương ở Hà Tĩnh cũng từ mênh mông hồ nước nhà Ðờng (Ðường) theo dòng suối rộng có tên là suối Hương Tuyền đi ngược lên. Nhưng do nhiều năm trước trung tâm chùa Hương Tích mờ dần (ba lần chùa Hương này bị tàn phá bởi giặc Minh, thực dân Pháp và cháy rừng). Vì thế có nhiều khoảng thời gian chùa không, rừng quạnh bởi không có sư về trụ trì. Chùa Hương vắng bóng du khách, suối Hương Tuyền chỉ dành cho người đi chở đá núi về kè đập, xây hồ. Nhưng từ năm 1990 trở lại đây, cứ vào dịp 18/02 âm lịch hằng năm (đúng như lịch trẩy hội chùa Hương ở Hà Tây) có hàng ngàn du khách đủ mọi lứa tuổi, tầng lớp từ Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Hà Nội, Hải Phòng, Yên Bái, Ðà Nẵng... rẽ đường, vượt dốc núi dài gần tới 4.000m để tới chùa Hương.

NÚI THIÊN CẦM

Vị trí: Thiên Cầm nằm ở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, cách thành phố Hà Tĩnh khoảng 20km. 
Đặc điểm: Núi nằm kề biển tạo nên phong cảnh sơn thủy hữu tình, là điểm thu hút khách du lịch của tỉnh Hà Tĩnh.

Núi cách thành phố Hà Tĩnh khoảng 20km. Núi không cao, lại nằm kề biển, tạo thành một nơi sơn thủy hữu tình. Cách chân núi một trảng cát là chùa Yên Lạc xây dựng từ thế kỷ 13, một di tích đã được nhà nước xếp hạng, nơi có bộ tranh "Thập điện Diên Vương" nổi tiếng. 
Từ đầu thế kỷ 20, người Pháp đã xây dựng ở Thiên Cầm một khu nghỉ mát, nhưng do chiến tranh, các công trình ấy đã bị phá hủy. Ngày nay, Thiên Cầm đã trở thành điểm du lịch được nhiều người chú ý.

NÚI HỒNG LĨNH

Vị trí: Thuộc xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. 
Đặc điểm: Là dãy núi có 99 ngọn.

Nơi đây có khoảng 100 ngôi chùa và đền miếu. Có ngôi chùa rất cổ như chùa Hương Tích hay chùa Chân Tiên, nơi vẫn còn dấu chân người và chân ngựa trên tảng đá (gắn với truyền thuyết Tiên giáng trần). Phong cảnh hùng vĩ, thơ mộng của Hồng Lĩnh còn là nơi sinh ra nhà thơ vĩ đại của Việt Nam - Nguyễn Du, danh nhân văn hóa thế giới.

HỒ KẺ GỖ

Vị trí: Thuộc huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, cách thành phố Vinh 70km về phía nam. 
Đặc điểm: Hồ là một cảnh đẹp nhân tạo nằm giữa các sườn đồi.

Công trình hồ Kẻ Gỗ được khởi công xây dựng năm 1976 và hoàn thành vào năm 1980. Hồ dài gần 30km, gồm 1 đập chính và 10 đập phụ với sức chứa 300 triệu m3 nước. Ngày nay, hồ Kẻ Gỗ còn là một điểm tham quan du lịch hấp dẫn. Đến thăm hồ Kẻ Gỗ, du khách có thể tắm mát, câu cá, leo núi hay săn bắn trên các triền núi ven hồ. Hồ Kẻ Gỗ còn là nguồn cung cấp thực phẩm dồi dào cho các vùng lân cận. Cá tôm dưới đáy hồ rất to và thơm thịt. Con lớn nặng tới vài chục kg.

CHÙA VÀ HỒ THIÊN TƯỢNG

Vị trí: Chùa Thiên Tượng thuộc xã Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh, nằm trên ngọn núi Thiên Tượng. 
Đặc điểm: Chùa được dựng vào đời Trần, vốn là một thắng cảnh đẹp, đã có nhiều tao nhân mặc khách đến và để lại những bài thơ nổi tiếng.

Nói đến vùng đất Hà Tĩnh, trước tiên là nói đến Núi Hồng với 99 ngọn vút cao trùng điệp. Vào năm Minh Mệnh thứ 17, Núi Hồng được khắc vào Anh Ðỉnh là một biểu tượng của thiên nhiên Việt Nam. Quanh Hồng Lĩnh là cả một kho báu về những câu chuyện huyền bí và hấp dẫn.
Tương truyền xưa vua Kinh Dương Vương lập đô thành đầu tiên ở đây và cưới cô con gái xinh đẹp của vùng Ngàn Hống sinh ra Long Vương tức Lạc Long Quân...
Một trong những thắng cảnh của Hồng Lĩnh là Chùa và Hồ Thiên Tượng đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh quốc gia. 
Phạm Sư Mạnh (thế kỷ XIV) trong bài "Sơn hành" có câu:


Hương Tượng phong cao môn bắc địa
Ðồng Long hải khoát hộ nam chinh

Nghĩa là:


Hương Tượng núi cao có chùa là cửa đất bắc
Thế rồng vượt biển phù trợ cuộc nam chinh

Vua Thiệu Trị khi ra bắc đã ghé vào vãn cảnh chùa và đề thơ khắc vào bia đá. Thám hoa Nguyễn Huy Oánh (thế kỷ18) khi đến thăm chùa đã viết:

Trải xem thế giới khắp ba nghìn
Ðồi một là đây chốn Tượng Thiên
Ánh ỏi chim ca, vang tiếng kệ
Nhặt khoan tiếng suối, tỏ rừng thiền

Ðến đầu thế kỷ 19, chùa Thiên Tượng vẫn là ngôi chùa đẹp, là chốn u tịch, thâm nghiêm, nhưng vào năm Ất Dậu 1885, sau biến cố kinh thành Huế, vua tôi Hàm Nghi chạy ra Sơn Phòng, Hương Khê phát động phong trào Cần Vương thì vùng Hồng Lĩnh cũng trở thành nơi hoạt động chống thực dân Pháp. Vì vậy, thực dân Pháp đã cho đốt chùa và tàn phá chùa thành phế tích. Ðến năm 1901, Tổng đốc An Tĩnh là Ðào Tấn đã cho trùng tu xây dựng lại chùa.
Chùa Thiên Tượng có thượng tịnh, hạ tịnh, có Lưu Ðức tháp và Thạch Sơn tháp, trong chùa có chuông Ðại Hồng và nhiều tượng Phật có giá trị nghệ thuật cao... Khuôn viên chùa chừng 150.000 m2 được giới hạn bởi hai suối lớn (suối Bắc và suối Nam) cả hai đều bắt nguồn từ đỉnh Thiên Tượng mà hợp thành. Ðường lên chùa được xếp đá công phu theo từng bậc như thang đá. Từ chùa nhìn xuống thị xã Hồng Lĩnh đẹp như một bức tranh.
Từ chùa Thiên Tượng theo đường chim bay về phía đông nam chừng hai km là đến Hồ Thiên Tượng thuộc địa phận phường Bắc Hồng. Hồ nằm trên độ cao 100m, được tạo thành từ nguồn nước của Suối Tiên. Hồ Thiên Tượng có hình dáng đẹp, chiều dài 650m, chiều rộng 180m, sâu trung bình 8m, nơi sâu nhất khoảng chừng 15m. Diện tích mặt hồ hơn 100.000 m2 với dung tích 800.000 m3 nước tự nhiên trong sạch. Phía đông và tây hồ là vách núi dựng đứng, quanh hồ là những dải thông xanh soi bóng xuống mặt hồ phẳng lặng tạo thành bức tranh thủy mặc độc đáo, nguyên sơ giữa một thị xã trẻ trung đang vươn mình phát triển.
Hồ Thiên Tượng không chỉ là thắng cảnh đẹp, hấp dẫn du khách mà còn là nơi tĩnh dưỡng tâm hồn, là "trung tâm điều hòa nhiệt độ" và cung cấp nguồn nước trong lành cho nhân dân thị xã.
Dưới Hồ Thiên Tượng là Suối Tiên, tương truyền đây là nơi xưa tiên tắm và còn để lại dấu chân tiên trên đá Thạch Bàn. Quanh năm Suối Tiên rì rào chảy, tạo thành bản nhạc êm đềm bên Hồ Thiên Tượng giữa núi non xanh mát ngàn thông.
Nhân dân Hà Tĩnh đã và đang làm hết sức mình để bảo vệ và khai thác các giá trị của di tích một cách tốt nhất phục vụ việc phát triển kinh tế, xã hội và du lịch.

Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam

NGÃ BA ĐỒNG LỘC

Vị trí: Ngã ba Đồng Lộc nằm ở giao điểm của tỉnh lộ số 2 và quốc lộ 15, thuộc địa phận huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. 
Đặc điểm: Trong kháng chiến chống Mỹ, nơi đây đã phải hứng chịu hàng ngàn trận bom của máy bay Mỹ và sự hy sinh cao cả của tiểu đội với 10 cô gái thanh niên xung phong.

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, ngã ba Ðồng Lộc là cửa ngõ giao thông từ miền Bắc và đường mòn Hồ Chí Minh. Máy bay Mỹ đã tập trung khối lượng bom đạn rất lớn đánh phá ngã ba này và đoạn đường xung quanh. Trên một đoạn đường chưa đầy 20km đã phải hứng chịu 2.057 trận bom.

Tiểu đội nữ thanh niên xung phong do Võ Thị Tần làm tiểu đội trưởng có 15 cô tuổi từ 17 đến 24, được giao nhiệm vụ sửa đường cho xe qua. Ngày 24/7/1968 sau nhiều trận bom cày nát đoạn đường, các cô vẫn không rời vị trí. Vừa dứt tiếng bom, các cô lại lao ra dùng cuốc, xẻng san lấp hố bom, vá đường, thông xe. Ðến 16h30', trận bom thứ 15 trong ngày lại dội xuống Ðồng Lộc, một quả rơi sát miệng hầm nơi 10 cô gái đang tránh bom. Tất cả 10 cô đã hy sinh, trong tay chỉ có cuốc, xẻng. Chưa ai trong họ có gia đình riêng.
Ngã ba Ðồng Lộc ngày nay là nơi yên nghỉ của 10 cô gái trên đồi, cạnh hố bom năm xưa xanh mướt màu xanh cây lá, vi vút tiếng thông reo. Tại đây có đài liệt sỹ lưu danh 10 cô gái Anh hùng.

Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam

BIỂN THIÊN CẦM

Vị trí: Thuộc huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, cách thành phố Hà Tĩnh hơn 20km. 
Đặc điểm: Tục truyền xưa, vua Hùng trên đường xuống phương nam, đến đây nghe tiếng sóng vỗ vào hang núi vọng ra âm thanh như tiếng đàn bay lơ lửng trong không gian nên nhà vua đặt tên núi là Thiên Cầm (đàn trời).

Biển Thiên Cầm là một vùng thiên nhiên hoang sơ. Nơi đây chỉ có tiếng sóng dội vào hang núi khiến những chuông đá, khánh đá vọng vang trở thành khúc nhạc muôn điệu như những tiếng đàn trời có tự ngàn xưa. 
Bãi biển Thiên Cầm như hình cánh cung trải dài gần 3km bắt đầu từ núi Thiên Cầm đến núi Đầu Voi, cùng với Cùm Nậy (núi lớn) và Cùm Con (núi bé) tạo nên những phím đàn trời án ngự dòng suối Kỳ La, để dòng suối trong vắt này uốn lượn rồi đổ ra biển. 
Bờ cát trắng chạy dài thoai thoải hàng trăm mét ra biển, nước biển trong vắt và âm vang đàn trời đã làm nên sự hấp dẫn của vùng biển này.

Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam

Danh sách khách sạn

KHÁCH SẠN KIM XUYẾN SẦM SƠN

News image

 Khách sạn Sầm Sơn – Kim Xuyến được xây dựng hoàn toàn mới và được đưa vào sử dụng phục vụ quý khách du lịch từ tháng 4 ...

Xem tiếp

KHÁCH SẠN HUY HOÀNG SẦM SƠN

News image

Địa chỉ: Số 16 Đường Tống Duy Tân, Bãi Tắm C, P.Bắc Sơn – Sầm Sơn  Khách sạn Huy Hoàng cách biển 30 m bao gồm 5 tầng với tổng số 30...

Xem tiếp

Vanchai Resort - Sầm Sơn Thanh Hóa

News image

  Thư ngỏ Chào mừng Quý khách đến với Vạn Chài Resort, một thiên đường thanh bình nằm trên bãi biển Sầm Sơn. Vạn Chài Resort mang nét ...

Xem tiếp
Địa danh du lịch

Nghệ An

Quảng Ninh

Gia Lai

Phan Thiết

Bình Định

Hà Tỉnh

Vĩnh Phúc

Đồng Tháp

Quảng Ngãi

Bình Dương

Đồng Nai

Bạc Liêu

Nha Trang

Hải Phòng

An Giang

Thừa Thiên Huế

Bình Phước

Phú Yên

Cà Mau

Sóc Trăng

Thanh Hóa

Quảng Bình

Ninh Bình

Điện Biên

Móng Cái

Quảng Nam

Bắc Giang

Đà Nẵng

Bắc Ninh

Lào Cai

Hà Giang

Ninh Thuận

Bình Thuận

Khánh Hòa

Vĩnh Long

Tây Nguyên

Vĩnh Long

Nam Định

Lâm Đồng

Hải Nam

Hưng Yên

Hải Dương