Chương trình kích cầu du lịch 2016
|
Tin tức Hamrongtour
|
Thị xã Lào Cai như dải lụa trải dọc phía Nam ngã ba sông Hồng, sông Nậm thi. Cách ngày này 50-60 triệu năm, trong đợt tạo sơn cuối cùng, vỏ trái đất vặn mình, đứt gãy tạo nên thung lũng sông Hồng (có địa bàn Lào Cai). Thị xã Lào Cai, trước Công nguyên đã là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá quan trọng ở ven bờ sông Cối (sông Hồng). Thời phong kiến tự chủ ngay vùng ngã ba sông đã hình thành đô thị cổ khá sầm uất gọi là “Bảo Thắng quan”. Đó là cửa quan có thành luỹ, đồn binh bảo vệ, bất khả chiến bại. Bên hữu ngạn sông Hồng, đối diện với Hà Khẩu là “Lão Nhai” – có nghĩa là phố cổ. Bên tả ngạn sông Hồng là một thung lũng bằng phẳng trồng nhiều cây gạo, mùa xuân hoa gạo đỏ rực bờ sông, vì vậy gọi là “Cốc Lếu” (gốc gạo). Thị xã Lào Cai hiện nay có diện tích 59,4 km2, có 5 phường: Lào Cai, Cốc Lếu, Kim Tân, Phố Mới, Duyên Hải và
3 xã Đồng Tuyển, Vạn Hoà, Bắc Cường. Dân số Lào Cai có hơn 4 vạn người gồm 7 dân tộc chủ yếu: Kinh, Giáy, Thị xã Lào Cai là thị xã duy nhất trong toàn quốc nằm ngay sát đường biên giới, ở ngã ba sông Hồng và sông Nậm Thi. Thị xã Lào Cai còn là trung tâm các đầu mối giao thông toàn tỉnh. Từ đây, các tuyến đường lan toả về các huyện, thị xã. Ngày 28/3/1898 cây cầu Hồ Kiều được xây dựng tạo điều kiện thuận lợi nối liền cửa khẩu Trung Quốc với Lào Cai. Ngày 1/2/1906, ga Lào Cai được khánh thành nối liền Côn Minh với Hà Nội - Hải Phòng. Hiện nay, mỗi ngày có hàng vạn lượt người qua cầu đường bộ Hồ Kiều II vừa được khánh thành cuối năm 2000, đường sắt sang Hà Khẩu, về Lào Cai. Đoàn ô tô chở Công -ten - nơ hối hả vượt cầu đường bộ. Nhịp cầu đường sắt Hồ Kiều I đã hơn trăm tuổi như rung lên đón chào đoàn tàu chở hàng, chở khách tấp nập chạy qua. Nhờ vậy, khu kinh tế cửa khẩu càng đóng vai trò đầu tầu, thúc đẩy kinh tế thị xã Lào Cai tăng tốc. Thị xã Lào Cai thực sự là trung tâm kinh tế của cả tỉnh. Trên địa bàn thị xã có được 25 doanh nghiệp Nhà nước và hơn 40 doanh nghiệp tư nhân, văn phòng đại diện các doanh nghiệp tỉnh bạn. Với vị thế nằm ngay trên đường biên giới, được coi trọng đầu tư trùng tu các di tích, thị xã Lào Cai đang trở thành điểm du lịch có quy mô lớn, mỗi năm hơn trăm ngàn lượt du khách Trung Quốc và các nước bạn đến thăm quan. Du khách đến Lào Cai, đi thăm các di tích, dạo quanh hệ thống đền chùa, người xem như thấy dấu ấn quá khứ đang trở về. Đó là ngôi đền Mẫu thờ bà chúa Thượng Ngàn cùng các vị thánh Đạo Mẫu. Đó là Đền Thượng thờ Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo - Vị tướng lừng danh đánh giặc Nguyên Mông, năm 1257 đã chỉ huy quân đội Đại Việt phòng thủ ở Lào Cai. Ngôi đền thờ toạ lạc trên đồi “Hoả Hiệu”. Trên đỉnh đồi, phía sau hậu cung còn có nhà “Phượng Đình” có 8 con rồng thời Trần chầu xung quanh. Nổi bật giữa “Phượng Đình” là tấm bia đá khắc về sự tích ngôi đền thờ Đức Thánh Trần: “Đền được khởi dựng vào thời Lê, niên hiệu Chính Hoà (1680-1705)… Đền xưa vẫn thâm trầm mặc uy nghi trên đỉnh Mai Lĩnh, nhìn xuống dòng Nậm Thi uốn lượn…Hơn hai thế kỷ qua, đền không ngừng thu hút quần sinh, gồm đủ tao nhân mặc khách, nam thanh nữ tú, nam phụ lão ấu, hành hương hướng thiện…”. Đến Lào Cai, du khách còn muốn đến thăm thành cổ, pháo đài cổ. Thành cổ Lào Cai được xây dựng từ lâu đời, sử sách không ghi rõ. Năm 1872, sau khi đánh đuổi giặc Cờ Vàng ra khỏi Lào Cai. Sau nhiều lần bị chiến tranh tàn phá, ngày nay dấu vết của thành cổ vẫn còn một đoạn chạy dài từ phía sau đền Mẫu dọc theo sông Hồng. Thành đắp bằng đất trộn sỏi mật mía, cao hơn 2 mét, có nhiều lỗ châu mai, tháp canh bảo vệ. Pháo đài cổ được người Pháp khởi công, người Nhật mở rộng pháo đài có hệ thống hầm ngầm nằm sâu trong lòng núi, nhiều hang ngách chằng chịt chứa nhiều điều bí ẩn chưa được khám phá. Du khách đến tham Lào Cai, không chỉ hành trình theo tua du lịch lịch sử mà còn đến thăm những công trình kiến trúc văn hoá – kinh tế hiện đại. Đó là quảng trường, đài tưởng niệm liệt sỹ. Hoặc lặng lẽ đến viếng đài tưởng niệm – nhà bia ghi sự tích Hồ Chủ Tịch lên thăm Lào Cai (ngày 23-24/9/1958). Công viên Nhạc sơn đang được xây dựng sẽ trở thành điểm vui chơi, giải trí quy mô lớn của vùng biên giới. |
|
Du lịch Lào Cai trước thềm xuân mới Năm 2007, Lào Cai đón hơn 630.000 lượt du khách đến thăm quan (trong đó khách quốc tế là 223.000 lượt người), doanh thu đạt hơn 360 tỷ đồng. Với một tỉnh giàu tiềm năng về du lịch như Lào Cai con số này không phải là lớn. Ngành du lịch Lào Cai còn không ít việc phải làm trước thềm xuân mới 2008.
Lào Cai được du khách trong và ngoài nước biết đến là tỉnh có nhiều khu du lịch nổi tiếng như Sa Pa, Bắc Hà... Nằm ở vị trí cầu nối giữa Việt Nam với vùng Tây Nam (Trung Quốc), có cửa khẩu Quốc tế và nhiều khu du lịch nổi tiếng, Lào Cai đã trở thành cầu nối giao thương giữa các tỉnh với nước bạn Trung Quốc… Tất cả đã tạo nên hình ảnh Lào Cai năng động, mến khách. Để phát huy lợi thế từ du lịch nhằm thu hút ngày càng đông du khách đến với Lào Cai, ngành du lịch tỉnh đã tổ chức tuyên truyền, quảng bá các danh thắng, lễ hội, tiềm năng và thế mạnh của du lịch thông qua truyền hình, sách, báo và qua những sản phẩm lưu niệm do bà con các dân tộc tự làm. Các địa phương có điểm du lịch như thành phố Lào Cai, Sa Pa, Bắc Hà… cũng không ngừng đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú đáp ứng nhu cầu của du khách. |
|
Bắc Hà: Ngược thuyền sông Chảy Thuyền sắt nhỏ nhoi giữa dòng nước xiết. Mùa này sông cạn (đỉnh điểm mùa cạn từ tháng mười
Sông có tên mà núi thì không. Người địa phương bảo núi này nhỏ quá nên chẳng được đặt tên. Thuyền đi ngang rẻo cát có mấy chú nhỏ đen nhẻm thích thú tắm sông. Rồi khúc hẹp nhất của lòng sông xuất hiện ngay khi chẳng ngờ nhất. Hai bên vách núi dựng đứng. Qua bao tháng năm núi bị gió khoét từng lớp sắc ngọt. Gió đập vào vách núi bên phải, phả qua vách núi bên trái tạo thành hai hõm núi đối diện hằn khắc sự chuyển động của không gian và thời gian. Chẳng con người nào có thể là minh chứng của lịch sử, như tạo hóa của thiên nhiên, như chính nơi này, dù cái tên tục dường như đối nghịch hẳn với cảnh sắc - hõm Quẩn Lợn. Bắt đầu vào mùa khô (từ tháng tám đến tháng mười một âm lịch) nên khe nước trên lưng chừng núi chỉ còn nhỏ nước lã chã không đủ khuấy động mặt sông. Vào mùa mưa (từ tháng tư đến tháng bảy âm lịch), dải nước hiền hòa đó sẽ thành dòng thác ào ạt đổ, nước tung bọt trắng xóa và chia sông làm hai phần cho thuyền bè qua lại. Điểm cuối của khe núi là hang Tiên nhưng A Chảy thích gọi bằng cái tên hang Đảo Hoa hơn. Anh nói vào mùa nước ròng, mặt sông sẽ phủ kín những mỏm đá ngầm bên ngoài cửa hang, nước chảy qua đó sẽ tạo thành vô vàn xoáy nhỏ như những bông hoa đa cánh. Hang rất sâu và chưa ai biết điểm cuối của hang là ở đâu. Có người địa phương đốt đuốc, cầm đèn pin đi vào tới lưng chừng rồi phải lội ngược ra. Đi qua khe núi, lòng sông lại mở rộng tới rừng Mường Khương là tận cùng của biên giới Việt Nam. Trên đường đi sẽ ngang qua Cốc Ly - nơi chợ chỉ họp mỗi thứ ba hằng tuần. Nghe kể chợ Cốc Ly hết 2/3 là người dân tộc, đẹp lắm nhưng gần như còn vẹn nguyên nét đơn sơ với lá chuối được trải ra làm đĩa đựng đồ nhắm cho những người đàn ông dân tộc ngất ngây bên bình rượu gạo trắng mờ. Cốc Ly hầu như mới chỉ có rất ít du khách nước ngoài lui tới rồi thuê thuyền xuôi dòng sông Chảy về tới Bảo Nhai. Phải vậy chăng mà Cốc Ly còn nguyên vẹn? Một bóng cổ thụ mọc đơn côi trên rẻo đất nhô ra giữa sông. Một lò gạch chông chênh trên sườn đồi giữa quạnh hiu lá cỏ. Giá mà người ta biết cách đưa du lịch sông Chảy vào một phần trong tuyến du lịch Lào Cai - Sapa - Bắc Hà?
Lâu đài Hoàng A Tưởng Lâu đài Hoàng A Tưởng nằm giữa trung tâm thung lũng Bắc Hà, là một ngôi nhà hai tầng được xây dựng liên hoàn, khép kín, vừa mang phong cách châu Âu (theo kiểu lâu đài), vừa mang phong cách Địa điểm xây dinh thự được chọn theo thuyết phong thuỷ, trên một quả đồi rộng hướng Đông Nam, phía sau và hai bên trái phải có núi, phia trước có suối và núi “mẹ bồng con”. Địa hình tổng thể có thế “sơn thuỷ hữu tình” đẹp và hợp với cảnh quan khí hậu á nhiệt đới.
Dinh thự được khởi công từ năm 1914, đến năm 1921 thì hoàn thành, chủ nhân là Hoàng Yến Chao dân tộc Tày, bố đẻ của Hoàng A Tưởng. Nguyên liệu xây dinh thự được chọn lựa khá cẩn thận. Dinh thự thiết kế theo kiểu lâu đài, gồm nhà ở, lô cốt, hầm ngầm thông với trại lính với tổng toàn khu nhà là 4000m2, mỗi bề của lâu đài rộng
40m. Cầu thang hình cánh cung lồi hẳn ra bên ngoài hệ thống tường, bề rộng 15m, bề sâu 3,2m, gầm cầu thang là hai chòi canh gác và một gian nhỏ dùng để nghỉ tạm cho lính canh. Sân lâu đài rộng gần 200m2, được lát
gạch nung cỡ 8x25, 20x20cm. Ba dẫy nhà hai tầng, mỗi tầng ba phòng ôm lấy sân. Dãy chính đối diện với cổng lâu đài có diện tích 420m2. Hai dẫy nhà hai bên được xây thấp hơn dẫy nhà chính, có diện tích 320m2. Đối
diện với dẫy nhà chính là bức tường dày 30cm nối hai dãy nhà hai bên. Ngoài ra lâu đài còn có 2 dãy nhà nối tiếp với hai dẫy nhà hai bên, hông phía Bắc có hệ thống nhà bếp, nhà vệ sinh, bên ngoài lâu đài về phía sau có trại lính, với diện tích 160m2.
Lâu đài Hoàng Yến Chao hấp dẫn về lịch sử, kiến trúc, cảnh quan của một vùng đất có nhiều dân tộc giữa một cao nguyên một thời sóng gió.
Trung Đô và kinh đô Vũ Công Mật Trung Đô nằm cách thị xã Bảo Nhai huyện Bắc Hà khoảng 7 - 8 km. Là một làng có vị trí tương đối Làng Trung Đô gồm có 87 hộ cùng nhau sinh sống với tổng số khẩu là 447; có 5 dân tộc anh em sinh sống: Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh, trong đó dân tộc Tày chiếm đa số với khoảng 80 %. Mảnh đất này cũng là nơi nuôi dấu nhiều cán bộ hoạt động cách mạng từ thời nhà Mạc cho đến thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, chống Mỹ và cuộc chiến tranh biên giới.
Trung Đô (thôn trung tâm) theo tiếng Tày có nghĩa là kinh đô lớn: “Trung” có nghĩa là trung tâm, “Đô” có nghĩa là kinh đô xưa. “Trung Đô” được biết đến kể từ khi Vũ Công Mật lên đây lập nghiệp, đặt tên làng với ngụ ý là dựng nghiệp lớn (phò Lên diệt Mạc).
Kinh thành Trung Đô đã trải qua hơn 500 năm bị giặc và thời gian tàn phá, đọng lại trong lòng người dân là những câu chuyện được kể lại từ đời này sang đời khác. Mảnh đất này được nhà họ Vũ chọn làm đại bản doanh để chống lại nhà Mạc phò nhà Lê vào thế kỷ thứ XVI. Sử cũ ghi lại một vùng đất vàng son chói lọi, dân làng cùng nghĩa quân Vũ Công Mật, Hoàng Vần Thùng đoàn kết một lòng chống giặc ngoại xâm. Hiện nay, tại nơi này vẫn còn tồn tại một số hiện vật cổ, đã minh chứng cho thời kỳ vàng son của gia đình họ Vũ như: hồ sen (còn gọi là ao sen), thành luỹ chống lạ việc tấn công của nhà Mạc và đề phòng giặc phương Bắc tràn xuống, 2 khẩu súng thần công bằng đồng, một thanh gươm mà Hoàng Vần, ngôi nhà 5 gian…
Ngày 7/7/2004 Trung Đô đón bằng của Bộ Văn Hoá công nhận đền Trung Đô là đền gốc, thờ Vũ Công Mật cùng tướng sỹ và binh lính. Làng Trung Đô cũng được công nhận là làng văn hoá. Nơi đây đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn thu hút nhiều khách du lịch đến thăm quan và tìm hiểu.
Đền Bắc Hà Đền Bắc Hà được nằm tại trung tâm của thị trấn, sát đường quốc lộ về phía bên trái, tính từ hướng Lào Cai đi Đền Bắc Hà được xây dựng vào những năm cuối thế kỷ XIX, thờ Gia Quốc Công Vũ Văn Mật và dòng họ Vũ, là những người có công đánh giặc, dẹp loạn và hùng cứ, ổn định cả một vùng Bấc Hà rộng lớn thời kỳ nhà Mạc, sau đó là nhà Lê và những năm tiếp theo.
Đền Bắc Hà nằm trên địa thế phía sau dựa vào núi, hai bên tả và hữu là 2 sườn núi có khe suối nhỏ, phía trước mặt là thung lũng nhìn chính diện phía xa là núi 3 mẹ con. Tam quan đền rộng 5m và chính giữa phía trên cổng chính cao 4m là một hoành phi đề 3 chữ Hán "Bắc Hà từ" (đền Bắc Hà).
Toà nhà đại bái được làm bằng gỗ tốt, hai đầu dốc được xây dựng bằng gạch to bản, phía ngoài đầu đối được đắp nổi hình mặt rồng, mang dáng dấp của rồng thời Nguyễn. Phía trên mái đắp hình "Lưỡng long vờn nguyệt", biểu hiện cho cư dân nông nghiệp, luôn cầu cho mưa gió thuận hoà, mùa màng tốt tươi.
Kế tiếp với nhà Đại bái là toà hậu cung, được chia làm hai phần. Phía bên ngoài là nơi thờ chính. Chính giữa của nhà ngoài là nơi thờ Đức Thánh Trần, bệ thờ chia theo hình tam cấp.
Phía hậu cung là cung cấm, lợp ngói vẩy rồng. Phía trong đặt một khám thờ bằng gỗ, là nơi đặt bài vị thờ Vũ Văn Mật và dòng họ Vũ. Trên bàn thờ còn đặt hai ống đựng sắc phong thời kỳ Bảo Đại nhưng do trước đây lính khố đỏ đã lấy đi mất chỉ còn lại ống đựng sắc phong, được sơn son thếp vàng.
Đến thăm viếng đền, con người như đến với cõi thần tiên, ngược dòng lịch sử, nhớ về 4000 năm dựng nước và giữ nước của cha ông ta, cầu phúc cho mọi nhà, cho đất nước mãi bình an, giàu mạnh.
Núi Cô Tiên Bắc Hà là một huyện vùng cao của Lào Cai, nằm trong vùng cao nguyên đá vôi của vòm sông Chảy. Theo vòng cung điệp trùng từ phía Bắc huyện mới Si Ma Cai về gần tới gần thị trấn Bắc Hà ở độ cao trên 1000m, du khách Truyền thuyết kể lại, ngày ấy có hai cha con nhà nọ đi chơi chợ Pạc Kha (tức Bắc Hà ngày nay). Tới đây thì người con gái bị ốm nặng, người cha loay hoay đủ mọi phương cách nhưng không cứu được con. Đau buồn tuyệt vọng, ông đành lấy đá đắp xác con rồi xuống bản xin nén nhang thắp cho vong hồn con đỡ nguội lạnh. Cảm thông với ông, bà con dân bản người góp công, người góp của cùng ông lão lên núi làm ma cho cô gái. Khi nén nhang còn đang cháy dở thì lạ thay, cô tỉnh dậy nói năng hoạt bát như người vừa qua một giấc ngủ và kể lại đã được gặp Quan âm Bồ Tát. Phật Bà dặn dò cô việc thờ phụng ở chốn dương gian rồi dẫn cô trở về cõi trần. Mọi người bàng hoàng sửng sốt cùng ngước lên trên và bắt gặp đám mây ngũ sắc tụ ngay trên đỉnh đầu. Thấy đây là điềm lành và để tạ ơn Quan âm Bồ Tát cứu mạng cho con gái, người cha cùng dân bản đã thuê người đục am trên vách đá cao hơn mặt đất tới hai tầm cây mai đại rồi tạc tượng Quan âm Bồ Tát để thờ. Tới nay, cứ đến ngày 19 tháng 9 dân làng lại mang oản, vải đỏ để cầu Quan âm Bồ Tát xin điềm lành, xóa đi điềm dữ.
Đến với núi Cô Tiên, du khách không những được thưởng thức những nét đẹp văn hóa truyền thống độc đáo của người vùng cao, mà còn được ngắm nhìn cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, và núi Cô Tiên sừng sững ngay trước mặt du khách,. Bao quanh thị trấn như tràn ngập trong biển mây khi mùa hoa mận nhỏ, phiên chợ náo nhiệt với đầy đủ với sắc màu váy áo, dinh thự Hoàng A Tưởng trầm tĩnh uy nghi và những ngôi nhà tân thời, những thảm lúa, nương ngô, cánh rừng xanh ngắt, con đường ngoằn nghèo uốn quanh các quả núi… chứng minh cho sự thịnh vượng của một vùng đất. Tất cả như đang chờ đón bạn.
Chợ Lùng Phình Chợ Lùng Phình mằm về phía Tây Nam, cách thị trấn Bắc Hà 10 km và trụ sở xã Lùng Phình 100m, trên con Lùng Phình theo tiếng quan hoả có nghĩa là Rồng Bằng. Cái tên này gắn với địa thế của chợ. Đầu năm 2006, chợ được xây dựng lại khang trang, thấp hơn mặt đường 80m trên khuôn viên hình chữ nhật rộng 3.200m2. Thời gian họp chợ vào ngày Chủ nhật hàng tuần, náo nhiệt nhất là vào 10h - 14h. Chợ chia thành các khu khác nhau: Khu ẩm thực, khu vải vóc, quần áo, khu rau quả, rượu, khu bán súc vật... Đến với phiên chợ Lùng Phình vào ngày chủ nhật, du khách đang đến với ngày hội giao duyên, đến với những cây sáo, cây kèn, chiếc đàn môi hay thưởng thức món thắng cố với rượu ngô Bắc Hà… Chợ Lùng Phình là điểm đến lý thú cho du khách mỗi khi lên thăm quan Bắc Hà.
Du lịch bản làng Mời bạn đến thăm làng Trung Đô - xã Bảo Nhai, thăm cuộc sống của bản dân tộc Tày, tham quan, tìm hiểu về đền và thành cổ Trung Đô. Xem lễ hội xuống đồng của dân tộc Tày với các điệu múa đặc trưng. Tham gia vào các hoạt động thể thao như: Đua thuyền trên Sông Chảy, kéo co, đẩy gậy, bóng chuyền trên cát…Du khách có thể nghỉ tại 3 nhà:
Đặc sắc chợ phiên Bắc Hà Lên Bắc Hà, du khách được chiêm ngưỡng phong cảnh hùng vĩ của vùng cao nguyên với núi cao, vực sâu, những thửa ruộng bậc thang xanh ngăn ngắt... Thị trấn Bắc Hà được bao bọc bởi một vùng núi non bồng bềnh mây trắng Phiên chợ Bắc Hà nhộn nhịp, đầy màu sắc với những quán thắng cố nghi ngút khói, những bát rượu ngô nồng |
|
Thị trấn Sapa Sa Pa - vùng đất lịch sử có nhiều biến động Những biệt thự đầu tiên được xây dựng ở Sa Pa vào năm 1918, trên khu vực khách sạn Victoria hiện nay
Tháng 3 năm 1952, hội đồng tham mưu trưởng quân đội Pháp ra lệnh dùng máy bay ném bom thị trấn. Dinh thự nghỉ mát Thống sứ, khu điều dưỡng, khu nhà hành chính và phần lớn các khách sạn, biệt thự và nhà nghỉ đều bị phá trụi trong trận bom ác liệt này. Cả thị trấn chìm trong hoang tàn đổ nát, mãi đến đầu những năm 60 mới dần hồi phục. Phải chờ đến đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Sa Pa mới có được bộ mặt phát triển với vóc dáng như ngày hôm nay.
Núi Hàm Rồng Vị trí : Núi Hàm Rồng nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Cai 33km. Ðặc điểm : Núi Hàm Rồng là mỏm đá vươn cao tựa đầu rồng.
Theo tương truyền, thủa hồng hoang, có đôi rồng đang mải mê quấn quýt bên nhau trong khi cơn hồng thuỷ
Núi Hàm Rồng được giao cho công ty xổ số tôn tạo và quản lý. Du khách hãy chống tay lên đầu gối hoặc chống cây gậy trúc leo từng bậc, chỉ một lát thôi là tới vườn lan trăm hình vạn sắc. Liên tiếp, trước mắt là một bình nguyên thu nhỏ rực màu hoa đào, hoa cỏ giữa tiết xuân. Đi nữa là rừng đá với cảm giác như lạc vào nơi bồng lai tiên cảnh, mà người xưa đã khéo tưởng tượng đó là những móng vuốt, lông vây của rồng. Trong cái hốc nơi vách đá kia như đang ẩn náu điều gì bí ẩn, bất chợt hiện ra qua ý tưởng của mỗi người. Lần theo vách đá là đường lên cổng trời một và hai, bạn sẽ đứng trên mỏm đá ngất ngây trong cảm giác bay lượn mà thoả mắt nhìn xuống toàn cảnh thành phố trong sương. Nơi đây trời đất gặp gỡ, kia là chàng mây không giấu giấc mộng với nàng đá, dưới ánh sáng mờ ảo lung linh. Tới đây không những được tận hưởng cảnh sắc của đất trời, mà còn thưởng thức không khí trong lành của khí trời Sa Pa. Thế là bao ưu tư, phiền muộn trong lòng bỗng tan biến. Ngước lên, sẽ thấy nàng rồng như còn hối tiếc điều gì chưa hoàn tất của một thời sung sức. Du khách muốn thoả trí tò mò xin hãy leo lên mà thì thầm to nhỏ với con rồng đá.
Ai đến Sa Pa, không thể không leo núi Hàm Rồng mà trò chuyện với đá, với cỏ cây, gió hoang và mây trời để tăng thêm nghị lực cho ngày mai lại tiếp tục những cuộc hành trình mới đầy thú vị.
Bản Cát Cát ở Sa Pa Vị trí : Bản Cát Cát thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, cách trung tâm thị trấn Sa Pa 2km. Ðặc điểm : Làng Cát Cát là bản lâu đời của người Mông, còn lưu giữ nhiều nghề thủ công truyền thống như
Qua những khung dệt, người Mông tạo nên những tấm thổ cẩm nhiều màu sắc và hoa văn mô phỏng cây, lá, hoa, muông thú... Gắn liền với công đoạn dệt vải bông, vải lanh là khâu nhuộm và in thêu hoa văn, phổ biến là kỹ thuật nhuộm chàm, nhuộm nước tro thảo mộc và cây lá rừng. Vải nhuộm xong được đánh bóng bằng cách lăn vải với khúc gỗ tròn trên phiến đá phẳng có bôi sáp ong.
Ở làng Cát Cát, nghề chế tác đồ trang sức bằng bạc, đồng đã có từ lâu đời và tạo ra những sản phẩm tinh xảo. Quy trình chế tác bạc gồm nhiều công đoạn. Trước hết, họ cho bạc vào nồi trên bễ lò đun đến khi nóng chảy thì rót vào máng. Chờ khi bạc nguội lấy ra dùng búa đập, rèn sao cho thanh bạc có kích cỡ to, nhỏ, dài, ngắn, vuông, tam giác, tròn, dẹt hay kéo thành sợi. Tiếp đó, họ giũa cho thật nhẵn và nếu cần trang trí thì dùng đinh để chạm khắc, tạo hoa văn nổi hoặc chìm rồi mới uốn hình sản phẩm. Cuối cùng là bước đánh nhẵn, làm trắng và bóng. Sản phẩm chạm bạc ở Cát Cát rất phong phú, tinh xảo nhất là đồ trang sức của phụ nữ như: vòng cổ, vòng tay, dây xà tích, nhẫn...
Kiến trúc nhà cửa người Mông làng Cát Cát còn nhiều nét cổ: nhà ba gian lợp ván gỗ pơmu. Bộ khung nhà có vì kèo ba cột ngang. Các cột đều được kê trên phiến đá tròn hoặc vuông. Vách được lợp bằng gỗ xẻ, có 3 cửa ra vào: cửa chính ở gian giữa, 2 cửa phụ ở hai đầu nhà. Cửa chính luôn được đóng kín, chỉ mở khi có việc lớn như đám cưới, tang ma, cúng ma vào dịp lễ Tết. Trong nhà có không gian thờ, sàn gác lương thực dự trữ, nơi ngủ, bếp và nơi tiếp khách.
Làng Cát Cát được hình thành từ giữa thế kỷ 19, các hộ gia đình cư trú theo phương thức mật tập: dựa vào sườn núi và quây quần bên nhau, các nóc nhà cách nhau chừng vài chục mét. Họ trồng lúa trên ruộng bậc thang, trồng ngô trên núi theo phương pháp canh tác thủ công, sản lượng thấp. Phần lớn nhà cửa đều đơn giản, chỉ có một cái bàn, cái giường và bếp lửa nấu nướng...
Chợ Sa Pa Vị trí : Thị trấn Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Đặc điểm: Chợ Sa Pa là chợ của người H'Mông, người Dao được họp vào tối thứ bảy hàng
Chợ Sa Pa là một hoạt động kinh tế văn hóa rất độc đáo, đây là nơi trao đổi mua bán nhiều loại hàng hóa, sản phẩm địa phương, đồng thời là dịp cho bà con vùng cao đi chợ phiên và thanh niên nam nữ các dân tộc hẹn hò gặp gỡ, ca hát giao duyên để tìm hiểu bạn đời qua khúc hát tỏ tình, qua tiếng sáo, tiếng khèn, đàn môi...
Khi chiều xuống, trong khu vực chợ đã thấy chỗ này, chỗ kia túm tụm dăm bảy trai gái người H'Mông, người Dao đầu mày, cuối mắt nhìn nhau. Rồi khi màn đêm buông xuống, tù mù dưới bóng điện vàng nhạt, họ ngồi bên nhau ca hát, trò chuyện thâu đêm. Khi đã tìm được bạn tâm tình, họ trao kỷ vật cho nhau để rồi hẹn chợ sau gặp lại. Hoạt động văn hóa này đã có từ ngàn xưa và nay vẫn còn gìn giữ được. Chợ Sa Pa là nơi hấp dẫn khách du lịch thích tìm hiểu văn hóa các dân tộc. |
|
Tiềm năng du lịch Mường Khương
Cách thành phố Lào Cai chừng 50 cây số, huyện Mường Khương có khí hậu, địa hình, phong cảnh như bức tranh muôn màu và vốn văn hoá truyền thống giàu bản sắc của 14 dân tộc anh em đã tạo cho vùng đất này tiềm năng du lịch phong phú. Mùa xuân này, du khách đến Mường Khương điểm dừng chân đầu tiên là hang động Hàm Rồng ở thôn Na Bủ, cách trung tâm huyện 1,5 km đã được xếp hạng danh thắng quốc gia. Hàm Rồng là quần thể hang động gồm 4 hang, trong đó có 2 hang nối liền nhau với tổng chiều dài 750m. Đến nơi đây, du khách được chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí giữa vùng núi rừng bao la đầy thơ mộng. Cửa chính vào động là nơi bắt nguồn của dòng suối "Tùng Lâu" quanh năm uốn mình tạo thành dòng thác "Pao Tủng"- một thắng cảnh tuyệt diệu. Phía trong động nhiều nhũ đá hình thù đẹp nằm rải rác. Chính nơi này đã phát hiện một trống đồng Pha Long có niên đại cách đây 4 nghìn năm. Cùng với động Hàm Rồng, còn có hang "Nấm Ọc" (xã Nấm Lư), hang "Mười Ngựa" (xã Tả Ngải Chồ) là những Vượt cổng trời (qua động Hàm Rồng) ngược lên phía Bắc, cách Mường Khương hơn 20 km là đến các xã Tả Ngải Chồ, Pha Long, Dìn Chin, Tả Gia Khâu. Đứng nơi đây phóng tầm mắt suốt dải biên giới thiêng liêng càng thêm tự hào về quê hương đất nước tươi đẹp. Đối diện với động Hàm Rồng về phía Đông Nam là núi "Cô Tiên" có vẻ đẹp kỳ vĩ trên một địa thế uy nghi. Chuyện kể rằng: Từ xa xưa các nàng Tiên xuống hạ giới du xuân, thấy núi non hùng vĩ, cảnh đẹp sơn thuỷ hữu tình nên nặng lòng ở lại. Trên đỉnh núi được tạo hoá, tạc nên phiến đá rộng chừng 1m, hình chiếc bàn, một ghế đá to hình Cô Tiên ngồi, xung quanh là 4 ghế nhỏ, 4 chàng trai tựa hình 4 con rồng chầu quanh phóng tầm nhìn bảo vệ cả một vùng thung lũng, biên giới Mường Khương. Từ cổng trời về phía Tây nhìn từ độ cao 1.000m xuống thung lũng giữa một vùng núi non hùng vĩ, dòng suối "Pạc Ngam" thu mình dưới chân đèo Nấm Lư, tạo nên bức tranh sơn thuỷ hữu tình. Nguồn nước trong, độ mát lạnh trung bình từ 15-18oc sẽ là điều kiện thuận lợi để Mường Khương quy hoạch phát triển nguồn thuỷ sản nước ngọt như: cá Hồi, cá Tầm, tôm càng xanh… Dự án hoàn thành, nơi đây sẽ là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn nằm trong tuyến du lịch Mường Khương - Cao Sơn. Trên con đường rải nhựa vắt vẻo xuyên qua làn mây trắng bồng bềnh đưa du khách tới thăm chợ văn hoá Lùng Khấu Nhin. Phiên chợ chính vào thứ 5 hàng tuần, từng tốp người chen nhau mua bán tấp nập, đến đây du khách sẽ được thoả sức ngắm nhìn những sắc màu rực rỡ trên bộ trang phục truyền thống của các chàng trai, cô gái dân tộc Mông, Dao, Pa Dí, Thu Lao… Đây đó từng tốp quây quần bên chảo thắng cố đang bốc khói nghi ngút. Chợ phiên là nơi giao lưu, là dịp để các chàng trai, cô gái trò chuyện tâm tình, kết bạn. Đến Mường Khương vào mùa Xuân, du khách còn được thưởng thức hương vị các loại đặc sản nổi tiếng như: Rượu Cốc Ngù của người Pa Dí nấu bằng ngô có mùi thơm đặc trưng, uống êm dịu, sảng khoái; cơm gạo Séng Cù, tương ớt, lạp xường, đậu xị… đã trở thành thương hiệu nổi tiếng, món quà quý. Ngoài vẻ đẹp kỳ thú thiên nhiên ban tặng, Mường Khương còn bảo lưu nhiều vốn văn hoá dân gian mang đậm bản sắc tộc người như: Hội cúng rừng cấm bang của người Nùng, lễ Sải Sán của người Mông và các trò chơi dân gian đầy ấn tượng... Tiếp tục cuộc hành trình theo con đường dốc quanh co uốn khúc đưa du khách đến với Cao Sơn, trung tâm cụm xã vùng cao gồm: Cao Sơn, La Pán Tẩn, Tả Thàng. Khí hậu ở đây trong lành, mát mẻ không kém khu du lịch nổi tiếng Sa Pa. Động Cao Sơn và hệ thống rừng già nguyên sinh là điểm dừng chân để du khách thả mình tận hưởng bầu không khí trong lành, cùng với vẻ đẹp đa dạng của các loại cây cổ thụ quý, hiếm, các loại hoa phong lan, cây ăn quả: mận, đào, lê… bản làng với những nếp nhà tường trình của đồng bào Mông còn giữ nguyên bản sắc truyền thống luôn hấp dẫn sự tìm hiểu, khám pháá của du khách, đặc biệt là khách nước ngoài. Từ trung tâm cụm xã Cao Sơn xuôi về Tả Thàng, xã cuối cùng của huyện Mường Khương (giáp ranh với Cốc Ly - Bắc Hà). Nơi đây có hệ thống rừng nguyên sinh với đủ các loại gỗ quý và hệ động - thực vật phong phú, đặc biệt là hệ thống đường thuỷ trên sông Chảy. Đây là điểm dừng chân lý tưởng sau tua du lịch đầy lý thú để du khách tạm biệt Mường Khương về với Bắc Hà. Mường Khương vùng đất giàu tiềm năng du lịch, nếu được đầu tư, khơi dậy sẽ là điểm du lịch hấp dẫn ở Lào Cai. |
KHÁCH SẠN KIM XUYẾN SẦM SƠN![]() Khách sạn Sầm Sơn – Kim Xuyến được xây dựng hoàn toàn mới và được đưa vào sử dụng phục vụ quý khách du lịch từ tháng 4 ... Xem tiếp |
KHÁCH SẠN HUY HOÀNG SẦM SƠN![]() Địa chỉ: Số 16 Đường Tống Duy Tân, Bãi Tắm C, P.Bắc Sơn – Sầm Sơn Khách sạn Huy Hoàng cách biển 30 m bao gồm 5 tầng với tổng số 30... Xem tiếp |
Vanchai Resort - Sầm Sơn Thanh Hóa![]() Thư ngỏ Chào mừng Quý khách đến với Vạn Chài Resort, một thiên đường thanh bình nằm trên bãi biển Sầm Sơn. Vạn Chài Resort mang nét ... Xem tiếp |
|
Gia Lai
Bình Định
Vĩnh Phúc
Đồng Tháp
Quảng Ngãi
Bình Dương
Đồng Nai
Bạc Liêu
An Giang
Bình Phước
Phú Yên
Sóc Trăng
Điện Biên
Quảng Nam
Bắc Giang
Ninh Thuận
Bình Thuận
Khánh Hòa
Vĩnh Long
Vĩnh Long
Lâm Đồng
Hải Nam
Hưng Yên
Hải Dương
Tuyên Quang
Cao Bằng
Yên Bái
Tây Ninh