video

Hỗ trợ trực tuyến


 ĐIỀU HÀNH TOUR

KIM DUNG

0976955076



Dịch vụ khác

CÔNG TY DU LỊCH HÀM RỒNG -: 0976 955076

Chương trình kích cầu du lịch 2016

Để đáp ứng nhu cầu của du khách, HamRongTour phối hợp cùng các nhà cung cấp dịch vụ thực hiện chương trình “kích cầu nội địa”, giảm giá tour nội địa nhằm đưa du khách đến nhiều danh thắng trong nước và Quốc tế.

Tin tức Hamrongtour

ĐÀ NẴNG - HỘI AN

Trên con đường xuyên Việt qua dãi đất miền Trung đầy nắng gió, từ lâu đèo Hải Vân  đã nổi tiếng là đường đèo đẹp nhất và cũng hiểm trở nhất Việt Nam ; trên hành trình vào Nam ra Bắc   không có nơi nào đèo cao chênh vênh, cảnh vật ngoạn mục như ở đây. Đường đèo men theo triền núi, uốn lượn như dải lụa vắt ngang giữa trời mây đã trở thành nơi thưởng ngoạn lý tưởng của du khách.

Mỹ danh “Đệ nhất hùng quan” của con đường đèo này được “ấn định” cách đây hơn 500 năm do vua Lê Thánh Tông, một lần vi hành đã dừng lại trên đỉnh đèo Hải Vân ngắm cảnh làm thơ, ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hùng vĩ cảm cảnh sinh tình nơi đây mà đặt . Ngay trên đỉnh dèo, dấu vết tiền nhân vẫn còn để lại: những cửa đèo và thành lũy đắp ngang. Cửa trông về phủ Thừa Thiên đề ba chữ: Hải Vân Quan, cửa trông xuống Quảng Nam đề Thiên hạ đệ nhất hùng quan  . Theo chiều sâu lịch sử thì xưa kia, đèo Hải Vân thuộc hai châu Ô, Rí của Champa. Đây là món quà cầu hôn của vua xứ Champa với công chúa Huyền Trân đời Trần.

Thuở ấy, đèo Hải Vân bị chắn bởi thảm rừng dày đặc, nhiều lục lâm thảo khấu và cả những con thú trong rừng cùng với địa hình hiểm trở khiến cho việc đi lại ở đèo Hải Vân trở thành huyền thoại với câu ca dao: “Đi bộ thì sợ Hải Vân/ Đi thuyền thì khiếp sóng thần hang Dơi”
Từ Đà Nẵng theo quốc lộ 1A về phía Bắc sau khi qua vùng Nam Ô, du khách bắt đầu lên đèo Hải Vân. Con đường đèo quanh co, ẩn hiện giữa trời mây, cây rừng và đá núi. Hải Vân là bức tranh thiên nhiên hoành tráng do kỳ công của tạo hoá và bàn tay con người tạo ra đến mức hài hoà . Du khách không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh vật hùng vĩ, đèo dốc hiểm trở, địa hình núi cao, vực sâu, rừng cây ngút ngàn, suối khe róc rách, khí hậu trong lành.

Có những lúc mây nhiều che phủ cả khúc đèo, mây quấn qúit như níu lấy chân du khách. Ở độ cao gần 500 mét so với mặt biển, đỉnh đèo Hải Vân là điểm ngừng nghỉ tuyệt vời. Du khách cảm thấy ngất ngây trước trời mây non nước, tận hưởng hết vẻ đẹp vô cùng ngoạn mục của cảnh núi cao, biển rộng có một không hai này.

Lên đỉnh đèo Hải Vân, du khách có dịp thả tầm mắt nhìn bao quát cảnh đồi núi trập trùng với mây trắng bay là đà như những bức tranh thủy mặc với cảnh đồi núi chập chùng mây trắng ngàn năm bay mãi ; ngắm đầm Lập An, làng chài Lăng Cô đẹp như tranh vẽ phía chân trời. Rồi từ phía nam, sóng biển vỗ quanh theo triền núi, thấp thoáng những chiếc thuyền đánh cá của ngư dân rẽ sóng chạy ra khơi… Tiếp đó, du khách có thể thu vào tầm mắt toàn cảnh thành phố Đà Nẵng bên bờ sông Hàn. Xa hơn một chút là đỉnh Sơn Trà quanh năm mây phủ với câu ca gợi cho người nghe nhớ về một mối tình trắc trở của một đôi trai gái ở hai bên đèo Ải: “Chiều chiều mây phủ Sơn Trà. Lòng ta thương bạn nước mắt và lộn cơm” “Chiều chiều mây phủ Ải Vân. Chim kêu ghềnh đá gẫm thân lại buồn”.

hai van quan2 300x200 Đèo Hải VânNgoài ra du khách có thể chiêm nhưỡng những di tích lịch sử như Hải Vân Quan vào đời Vua Minh Mạng sau khi lên ngôi  đã đến thăm cảnh đẹp của Hải Vân quan và cho dựng cổng đá tại đỉnh đèo có khắc chữ “Đệ nhất hùng quan”. Cổng đá nay vẫn còn sừng sững trên đỉnh đèo và được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia .  Bước chân lên Hải Vân Quan còn thấy gần chục lô cốt rất vững chắc, dẫu không còn sử dụng nhưng sừng sững giữa trời như chứng tích. Những lô cốt này được người Pháp xây dựng lên từ hàng trăm năm trước, có nhiều hình dạng, quay về các hướng khác nhau để canh phòng, kiểm soát tuyến đường huyết mạch nối liền đất nước. Những lỗ châu mai – nguyên là đài quan sát, những họng súng… giờ đầy hoa cỏ, lau lách bình yên. Nó đã chứng kiến bao thăng trầm của đất nước, bao cuộc chiến đi qua, bao nhiêu đoàn du khách tứ phương về thưởng ngoạn khu danh thắng…

Đèo Hải Vân có một đặc điểm khác con đèo khác, đó là dưới chân là biển xanh sóng dạt dào, trên đầu là biển mây bồng bềnh, nắng cuộn với mây phản chiếu dưới mặt nước biển xanh. Sự hiểm trở  của núi rừng tạo nên một Hải Vân hùng quan.

Cái vẻ nguyên sơ từ hàng ngàn năm trước, biết bao người đã đặt chân tới đây? Đã có ai trở về, đi được đến đích, hoặc chỉ đơn thuần là để thưởng ngoạn? Không rõ. Nhưng đã có khá nhiều tao nhân mặc khách đã phải thốt lên những lời khâm phục trước bậc thầy vĩ đại thiên nhiên

Mỗi mùa, đèo Hải Vân lại có một vẻ đẹp quyến rũ khác nhau. Mùa hè, trời trong xanh, biển nước xanh, và mây trắng. Mùa thu, từng hàng lau trắng phất phơ giữa vẻ bàng bạc của rừng núi, mang lại cảm xúc mênh mang cho kẻ lữ hành. Mùa đông, sương mù giăng khắp nẻo đường, ngăn cản bước chân hành khách, nhắc họ phải cẩn trọng khi di hành. Và, trên đường kinh lý, có ai người không dừng bước sơn khê? Dừng chân thả mắt ngắm những vạt hoa dại vàng rực rỡ, ngắm những con đường nhỏ uốn vòng quanh triền đèo.

Khách tới đèo Hải Vân, thường là chỉ đi ngang qua, dừng chân lại, chính vì vậy mà cảm xúc thường đến rất nhanh. Trời, mây, gió, non nước, hoa và cả khoảng không gian hùng vĩ này, hỏi ai không cảm thấy bâng khuâng trước cái nỗi buồn man mác nhưng rất đỗi mênh mông của tạo vật mà lại vương vấn đến bản thân, đến cuộc đời. Người khách qua đường, dừng chân uống bát trà tươi, thoáng nghe gió biển phảng phất đâu đây với vị mặn mà của biển Đông, nếu may mắn nữa, được nghe câu lý, câu hò “Lý hoài nam” chỉ mấy câu “Chiều chiều ơ chiều chiều, dắt bạn qua đèo. Chim nó kêu (nớ/bên nớ). Úy, óa, chi rứa. ức, ức… con vượn trèo. Kia bên kia, ơ hỡi con vượn trèo. Kia bên kia” thôi mà sao da diết lạ lùng!

 

bao tang champa 300x168 Bảo tàng nghệ thuật ChămpaNếu bạn có dịp đi du lịch Đà Nẵng thì phải tới tham quan Bảo tàng Điêu khắc Chăm –  một bảo tàng độc đáo không chỉ của thành phố Đà Nẵng,Việt Nam mà còn của cả thế giới – dẫu giữa ngày mưa hay ngày nắng, buổi sáng hay buổi chiều, du khách vẫn nhận ra một không khí rất riêng mà nơi này, do đặc trưng của mình vẫn luôn giữ được: sự trầm lắng của những hoài niệm.

Viện Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm Đà Nẵng tọa lạc tại góc đường Bạch Đằng và Trưng Nữ Vương với diện tích là 6.673 m vuông  . Tòa nhà được thiết kế bởi hai kiến trúc sư người Pháp là Delaval và Auclair. Trong quá trình xây dựng và vận động để đề án được thực hiện có sự đóng góp lớn của chuyên gia khảo cổ Henri Parmentier, của EFEO và là một trong những người đầu tiên có đóng góp quan trọng trong việc sưu tầm, nghiên cứu di sản văn hóa Chăm .

Được xây dựng trên một gò đất cao , toàn bộ phía ngoài  viện bảo tàng sơn một màu vàng nhìn đơn giản và rất cổ kính ,với một không gian thoáng mát và trong lành ,những hàng cây trồng dọc theo các lối đi , cây cổ thụ làm tăng thêm vẻ cổ kính của bảo tàng , phía ngoài khuôn viện của bảo tàng các mảng đài thờ , tượng đá được xếp đặt rải rác  hài hòa với cảnh vật xung quanh , tạo cho người đến tham quan có một cảm giác ngỡ ngàng và  hứng thú khi tiếp xúc với những tác phẩm điêu khắc mà thoạt nhìn ta thấy có vẻ bí ẩn và xa lạ .

Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng được xây dựng năm 1915 chính thức khánh thành vào năm 1919 là một bảo tàng trưng bày các hiện vật Chăm quy mô và độc đáo nhất Việt Nam  chuyên sưu tập , cất giữ và trưng bày các di vật điêu khắc Chăm được tìm thấy ở các tháp , thành lũy Chăm ,  các vùng tại Đà nẵng , Quảng nam và các tỉnh  lân cận   Các tác phẩm được trưng bày ,  lưu giữ tại bảo tàng điêu khắc Chăm là những tác phẩm tượng , đài thờ , phù điêu và vật trang trí , hầu hết là  các tác phẩm  nguyên bản được làm từ 3 chất liệu chính là Sa Thạch ,đất nung và đồng , phần lớn là sa thạch có niên đại từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ XV thuộc nhiều phong cách nghệ thuật khác nhau   được phân  theo các gian tương ứng với các khu vực địa lý nơi chúng được phát hiện như Mỹ Sơn ( thế kỷ thứ VII – VIII )  , Đồng Dương  ( thế kỷ thứ  IX ),  Trà Kiệu ( thế kỷ thứ X ) Tháp Mẫm  ( thế kỷ thứ  XII – XIV ) và các hành lang Quảng Trị , Quảng Nam , Quảng Ngãi , Kon Tum , Quảng Bình và Bình Định . Các tác phẩm  tiêu biểu của nền nghệ thuật này có một vẻ đẹp kỳ lạ độc đáo , gần gũi thiêng liêng , tinh tế  , một thế giới thần linh và kỳ bí  .. tất cả đều sống động , chi tiết và một sức hấp dẫn vô cùng mãnh liệt  . Đó là phần còn lại của cà một hệ thống tín ngưỡng , một kho tàng văn hóa phong phú .

Các tác phẩm nghệ thuật được trưng bày tại đây hầu hết đều có một cuộc đời chìm nổi như chính số phận của nền văn hóa rực rỡ đã sản sinh ra nó. Từ trong đổ nát của thời gian, chiến tranh và cả sự quên lãng của con người, những tác phẩm điêu khắc Champa tuyệt vời đã được nhiều thế hệ dày công mang về đây. Và trong chỉnh thể có tính hệ thống này, các công trình của các nghệ nhân Champa xưa lại có được một đời sống mới.

vu dieu cung dinh vu nu tra kieu 246x300 Bảo tàng nghệ thuật ChămpaNgoài tín ngưỡng phồn thực đã từng biết qua, khi bước chân vào thế giới của kiến trúc tinh xảo này, du khách còn bị thuyết phục ngay bởi một biểu tượng khác của văn hóa Chăm: nền nghệ thuật múa rất đặc sắc. Đó là những bức tượng điêu khắc chạm trổ tinh xảo hình ảnh các vũ nữ Chăm múa quạt, vũ nữ Trà Kiệu, tượng Ápsara…

Những điệu múa với kỹ thuật điêu luyện, đòi hỏi ở người con gái sự mềm dẻo của đôi tay, sự vững chãi của đôi chân và cả sự uyển chuyển của thân hình. Qua lời hướng dẫn của các hướng dẫn viên tại bảo tàng du khách sẻ được biết nhiều hơn về sự độc đáo và phong phú của những điệu múa Chăm này

Đến bảo tàng, ta như thấy lại quá khứ vàng son của một dân tộc mà lòng say mê và khả năng sáng tạo nghệ thuật đều ở một trình độ rất cao. Thế giới thần linh kỳ bí, những câu chuyện bằng hình ảnh, các biểu tượng tôn giáo, đường cong thân thể các vũ nữ, những bầu ngực căng tròn, nụ cười phảng phất nét thời gian… tất cả đều sống động, chi tiết và gợi cảm vô cùng.

Chịu ảnh hưởng sâu sắc nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc của văn minh Ấn Độ nhưng người Champa xưa đã biết nhìn đời sống và tôn giáo theo những cảm quan riêng của mình. Sự khúc xạ đó đã tạo ra cho thế giới nghệ thuật của họ một vẻ đẹp rất riêng, gần gũi nhưng lại thiêng liêng, quen thuộc nhưng lại độc đáo, tinh tế, không lẫn lộn.

Dù có nhiểu điểm tham quan để bạn lựa chọn nhưng bạn nên ghé thăm Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng để chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc đẹp, độc đáo, vượt không gian và thời gian, nối tiếng không chỉ trong nước mà cả thế giới

NGŨ HÀNH SƠN

 

ngu hanh son 300x225 Ngũ Hành SơnNgũ Hành Sơn thắng cảnh nổi tiếng mà bất cứ du khách nào khi đi du lịch Đà Nẵng không thể bỏ qua. Một tuyệt tác về cảnh quan thiên nhiên “sơn kỳ thủy tú”, huyền ảo thơ mộng mà tạo hóa đã ban tặng cho Đà Nẵng nằm cách trung tâm thành phố khoảng 8 km về hướng nam. Giữa đồng bằng giáp biển mọc lên 5 ngọn núi không quá lớn, như một bàn tay khổng lồ nâng đỡ vùng đất này.

Ngũ Hành Sơn được bao bọc quanh mình rất nhiều những huyền thoại khác nhau. Không gian thơ mộng của cảnh trí và vẻ bãng lãng cổ tích của những câu chuyện cổ đã mang lại cho Ngũ Hành Sơn  một sắc thái thần tiên mà ít nơi nào có được.

Theo truyền thuyết của người Chăm, thuở xa xưa có một ẩn sĩ sống giữa bãi cát mênh mông bên bờ biển. Một hôm, ẩn sĩ thấy Nữ Thần Naga xuất hiện, mang theo một cái trứng, giao cho Thần Kim Quy cất giữ ngả phía sông Hàn để trừ khử sự quấy nhiễu của ma quái. Thần Kim Quy để quả trứng lại nhờ ẩn sĩ chăm sóc, và tặng ẩn sĩ một móng rùa để bảo vệ trứng. Dưới sự bảo vệ của ẩn sĩ, quả trứng ngày càng lớn nhanh một cách kỳ dị. Một hôm, sau giấc ngủ say, ẩn sĩ tỉnh mộng và nhìn thấy một thiếu nữ xinh đẹp  từ trong trứng bước ra, vỏ trứng nứt làm 5 mảnh, trở thành 5 trái núi, là Ngũ Hành Sơn ngày nay. Vua Chăm nghe được câu chuyện ấy liền cưới thiếu nữ làm vợ, còn Thần Kim Quy chở ẩn sĩ biến lên trời.

Gần 200 năm trước, Vua Minh Mạng đã từng vi hành đến đất này. Ông du ngoạn, thưởng lãm khắp các danh thắng và đặt tên cho núi, cho các hang động, chùa chiền. Không ai biết những cái tên: Ngũ Hành Sơn, Huyền Không, Hóa Nghiêm, Lăng Hư, Tàng Chân, Vân Nguyệt, Thiên Long… đã làm nhà vua phải suy nghĩ mất bao nhiêu thời gian.

Theo Kinh dịch thì ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) là những yếu tố cấu thành vũ trụ. Con số 5 là con số quan trọng trong tư duy và trong đời sống phương Đông. Trong sự trùng hợp ngẫu nhiên, 5 ngọn Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn, Thổ Sơn đã hàm chứa những vẻ kỳ bí dị thường. Những núi này do bị nước mưa và khí hậu xâm thực, xói mòn, tạo ra những hang động với mọi hình thù kỳ dị, làm cho núi có những sắc thái đặc thù. Mỗi sáng, ánh nắng mặt trời len lỏi qua các ngách đá tạo ra vẻ lấp lánh trên thạch nhũ với vô số hình hài khác nhau mà du khách có thể cảm nhận theo trí tưởng tượng của mình.

Hang động núi đá vôi Ngũ Hành Sơn không có nhiều thạch nhủ như Phong Nha ở Quảng Bình, nhưng lại có nhiều ngóc ngách khơi gợi trí tưởng tượng của du khách, được xem là Nam thiên danh thắng từ bao đời nay

Trong đó, huyền bí nhất là động Âm Phủ thuộc ngọn Thủy Sơn. Trong dân gian, âm phủ là nơi để trừng phạt những người gây ra nhiều tội lỗi. Muốn vào động, khách phải qua cầu Nại Hà. Đây là nơi có nhiều thú dữ, rắn độc mà khi người hiền thì thong dong bước qua, còn người dữ thì luôn gặp trắc trở, có khi phải làm mồi cho thú dữ… Là hang động tự nhiên nhưng có điều lạ là động này có nhiều ngóc ngách đi sâu xuống lòng đất làm người ta liên tưởng đến các cửa ngục của đường xuống âm phủ. Vì thế, du khách đi vào đây sẽ thấy những cảnh giới của cõi âm, như: Đài Linh Anh, điện Phán Quy, điện Minh Vương, ngục A Tỳ, suối Giải Oan… Đặc biệt, trong động này có một khu tái hiện lại tích xưa trong triết lý nhà Phật về đại hiếu tử Mục Kiền Liên. Ông là nhà sư tu luyện đắc quả nhưng chưa đủ sức để cứu mẹ siêu thoát vì bà lúc sinh thời đã gây nhiều tội lỗi. Vì vậy, ông nguyện trở lại trần gian tu hết kiếp này đến kiếp khác và độ người mẹ tội nghiệp của mình. Cuối cùng, ông tu luyện đã đủ phước để xuống tận địa ngục cứu mẹ. Vì thế, hàng năm có mùa Vu Lan báo hiếu để nhắc nhở người đời về lòng hiếu thảo qua tấm gương của đại hiếu tử Mục Kiền Liên. Và còn rất nhiều cảnh giới địa ngục dù là nhân tạo nhưng cũng đủ làm du khách phải suy nghĩ về cách sống của mình… Một điều gây thú vị cho khách là ngoài những ngóc ngách của cửa địa ngục, động Âm Phủ lại có một hướng đi lên, được gọi là đường lên thiên đàng. Khác với những lối đi tối om và rùng rợn, đường lên trời là một lối đi qua những bậc thang sáng choang ánh mặt trời. “Đỉnh trời” quay mặt về hướng Đông, nhìn ra biển mênh mông bát ngát.

Đặc Biệt khi du khách tới  Vọng Giang đài trên ngọn Thủy Sơn,có thể nhìn con sông Trường Giang chảy xanh biếc trong hoàng hôn, hoặc đứng trên Vọng Hải đài dõi nhìn bãi cát cắt dọc theo chân sóng, phóng tầm mắt bao quát phong cảnh với mây bay gió thoảng, những làn sóng nhẹ xô đuổi vào bờ cát trắng. Chiều xuống, người người tấp nập ra tắm biển, hóng gió, từng tốp ngư dân nhẫn nại đẩy thuyền thúng ngoài khơi…, lòng người như đã giao cảm được với đất trời , bỏ quên sau lưng bao chuyện thế gian.

Ngũ Hành Sơn làm cho du khách như rũ sạch bụi trần, thoát vòng tục lụy đi vào chốn bồng lai tiên cảnh. Bên cạnh, những giá trị văn hóa tâm linh đã góp phần làm nên sự kỳ ảo và hấp dẫn mà một khi đã đến bạn sẽ không thể nào quên.

 

Du lịch Bà Nà - một điểm đến 2 kỷ lục thế giới

Khi nói đến Đà Nẵng, du khách không thể không nhắc tới khu du lịch Bà Nà - điểm du lịch có 2 kỷ lục thế giới là cáp treo 1 dây dài nhất thế giới và cáp treo có độ cao chênh lệnh giữa ga trên, ga dưới lớn nhất thế giới.

Không chỉ vậy, Bà Nà còn được coi là “lá phổi xanh”, là “hòn ngọc quý” về khí hậu mà thiên nhiên ban tặng cho Đà Nẵng.

Cách thành phố Đà Nẵng 25 km về hướng Tây Nam, Bà Nà ở độ cao 1.487m so với mực nước biển, khí hậu quanh năm mát mẻ, nhiệt độ trung bình từ 17 độ C - 20 độ C. Điểm khác biệt ở Bà Nà so với các điểm du lịch khác là một ngày có 4 mùa riêng biệt: Buổi sáng tiết xuân, buổi trưa vào hạ, buổi chiều se se sang thu và đêm về lạnh giá như giữa Đông.

Bà Nà ẩn giữa sương mờ

Đêm về cứ ngỡ cõi mơ thiên đường

 

alt

 

Bà Nà được người Pháp phát hiện vào tháng 4/1901 khi được lệnh toàn quyền Đông Dương Paul Doumer tìm kiếm một điểm có khí hậu mát mẻ để xây dựng khu điều dưỡng cho người Pháp ở Trung Kỳ. Sau năm 1930, hàng chục khu nhà nghỉ đã được xây dựng và trở thành khu du lịch, nghỉ mát lý tưởng dành riêng cho các quan chức của chế độ thực dân Pháp. Sau này, Bà Nà nhanh chóng trở thành một trong những nơi nghỉ mát nổi tiếng và lớn nhất Đông Dương, thu hút nhiều du khách ngang tầm với Le Bockor (Campuchia), Cap Saint Jacques (Vũng Tàu), Tam Đảo, Sapa.

Trước đây, muốn lên đỉnh Bà Bà, du khách phải đi 16 km đường đèo, với những góc cua khúc khuỷu đầy nguy hiểm. Nay chỉ mất 15 phút đi cáp treo an toàn. Với hệ thống cáp treo hiện đại có tổng chiều dài 5.042m gồm 22 trụ, 94 cabin, công suất phục vụ 1.500 khách/giờ. Đây là tuyến cáp treo hiện đại bậc nhất hiện nay được xây dựng theo tiêu chuẩn châu Âu và được tổ chức Guinness công nhận đã xác lập 2 kỷ lục thế giới (cáp treo 1 dây dài nhất (5.042m) và có độ chênh ga cao nhất thế giới (1.291m)).

Nhờ sự ưu ái hiếm có của thiên nhiên, du khách đi từ cáp treo hoặc từ đỉnh núi có thể phóng tầm mắt bao quát cả một không gian rộng lớn như một bức tranh hoàn mỹ, đầy màu sắc với bốn bề mây phủ điệp trùng. Ngồi trên carbin cáp treo lơ lửng giữa lưng chừng mây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh bạt ngàn núi rừng, thác nước… phía dưới rất hùng vĩ và ngoạn mục. Vẻ nguyên sơ của những cánh rừng nguyên sinh, những tán cây rộng lớn, từng đàn bướm tung bay, gió thổi vi vu cùng hương thơm thoang thoảng của các loài hoa… sẽ mang đến cho du khách cảm giác phiêu lưu đầy lý thú như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.

Rừng xanh, xanh đến ngất ngây

Sương mù lãng đãng, mây bay như dừng

Sau khi xuống cáp treo ở lượt đi, du khách sẽ hành hương lên chùa Linh Ứng, một bản sao của chùa Linh Ứng ở Ngũ Hành Sơn. Ở đây còn có tượng Phật lộ thiên cao 30m uy nghi giữa bốn bề lồng lộng mây trời, gió núi. Bên cạnh chùa Linh Ứng vẫn còn đó những hầm rượu của người Pháp nay vẫn được sử dụng để chưng cất rượu và luôn mở cửa cho du khách vào tham quan, nhấm nháp một chút men cay để sưởi lòng.

Dưới chân núi Bà Nà là dòng suối Mơ thu hút du khách đến nghỉ ngơi vào mùa hè nóng bức. Lại còn có thác Tóc Tiên cao 9 tầng, đứng từ dưới chân thác trông lên như một mái tóc của nàng tiên bồng bềnh hư ảo. Thiên nhiên hoang sơ ở Bà Nà rất hấp dẫn và quyến rũ. Một số biệt thự tại Bà Nà cũng đã được trùng tu và xây mới với đầy đủ tiện nghi hiện đại; hệ thống khách sạn, nhà hàng, sân tennis và nhiều loại dịch vụ khác sẵn sàng phục vụ du khách chu đáo.

Một đêm nghỉ lại ở Bà Nà là dịp du khách được nghe hơi thở của núi rừng và sống giữa thiên nhiên kỳ thú. Đến với Bà Nà, du khách sẽ cảm nhận được cảm giác như đi lạc trong mây, lững thững giữa sương giăng sườn núi và ngất ngây trong tiếng hót véo von, lảnh lót của các loài chim.

Đối với những ai chưa từng đặt chân đến Bà Nà hay đã đến đây 2-3 năm trước thì nay trở lại sẽ có ngay cảm giác đầy ngạc nhiên và thú vị về một Bà Nà đổi thay từng ngày. Bà Nà nay đã trở thành niềm tự hào của người dân Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng. Bạn hãy một lần đến với Bà Nà để quên đi những mệt mỏi của đời thường và tận hưởng những giây phút thư giãn thần tiên./.

HỘI AN

 

THÁNH ĐỊA  MỸ SƠN

Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km và cách thành cổ Trà Kiệu khoảng 20 km, là tổ hợp bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm pa cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm pa hay hoàng thân, quốc thích. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam. Được UNESCO công nhận là di sản văn hóa năm 1999.Thánh địa Mỹ Sơn được ví như những tòa tháp cổ của người Champa, là nơi  là nơi có không gian lý tưởng cho một trung tâm đậm đà bản sắc tôn giáo Chăm Pa mang trong mình vẻ đẹp của một nền  văn minh đã mất.

Qua đoạn đường nhỏ với hàng cây cao, thẳng tắp đầy lãng mạn, bạn sẻ bước chân vào một thế giới khác .Khi đứng trước những di tích còn lại của nền văn hóa Champa, bạn như quên đi cuộc sống ngược xuôi của thực tại mà mơ tưởng về một thời kỳ hùng mạnh của xứ sở Champa. Những cụm tháp nhỏ, với một tòa tháp chính ở giữa, nhiều tháp phụ bao bọc xung quanh như một sự tôn vinh về quyền lực và đoàn tụ về tổ chức, những gì còn lại nơi đây thật đầy hoại niệm !

Nghệ thuật kiến trúc đền tháp mang ảnh hưởng lớn của phong cách Ấn Độ. Thánh địa có một tháp chính (Kalan) và nhiều tháp phụ nhỏ bao bọc xung quanh. Các tháp đều có hình chóp, biểu tượng của đỉnh. Những đền tháp ở Mỹ Sơn được xây dựng bằng gạch đỏ, không vôi phủ ngoài, giữa các viên gạch không có mạch hồ. Các đền tháp đều có hình tứ giác. Mái tháp được cấu trúc theo nhiều tầng tháp chồng lên nhau, trên đặc dưới rỗng, càng lên cao càng nhỏ dần tạo dáng cao vút. Mặt ngoài cửa các tháp mang những đường nét và đường cong mô tả hình người, hình động vật, cỏ cây hoa lá với nhiều dáng vẻ khác nhau rất sinh động và uyển chuyển.
Trong những ngôi đền tháp chính thường thờ một bộ Linga, tượng trung cho thần Siva, đấng hủy diệt tạo dựng vũ trụ. Nhưng cũng có khi thờ hình tượng của thần dưới dạng một người đàn ông. Các đền miếu nhỏ thờ các vị thần như thần Sấm, sét, Indra, thần mặt trời Surya, thần chiến tranh Skanda…

Những phù điêu, tượng đá tại đây thể hiện phần nào tín ngưỡng và khát vọng của người Chăm. Đó là chưa kể đến hàng trăm tấm bia đá khắc đầy ký tự cổ là những tư liệu khảo cổ vô cùng quý giá. Không quá hùng vĩ như các đền Ankor (Campuchia), cũng không bị ảnh hưởng nhiều bởi làn sóng du lịch như đô thị cổ Hội An, nhưng Mỹ Sơn vẫn cuốn hút được nhiều du khách bởi nét trầm mặc rất riêng của mình. Trong từng viên gạch, từng tấm phù điêu vũ nữ đang say múa, từng ngôi tháp cổ đổ nát… tất cả như đang kể cho khách phương xa những câu chuyện về một thời kỳ rực rỡ đã qua.

Hàng ngàn năm trôi qua mà vẫn không làm phai được sắc đỏ thắm của viên gạch nơi tháp cổ. Ẩn đằng sau những ngôi tháp trầm mặc trong ánh chiều tà kia là một kỹ thuật xây dựng bí ẩn, nhuốm màu huyễn hoặc. Có nhiều giả thiết về chất kết dính giữa các viên gạch trên tháp Chăm nhưng vẫn chưa có được câu trả lời. Có người còn cho rằng những nghệ nhân Chăm xưa kia đã chất đất sét thành hình những tòa tháp rồi mới nổi lửa nung. Thậm chí, người dân vùng này còn nói rằng dưới chân những tòa tháp có những “bộ rễ” bằng gạch để hút tinh khí trong lòng đất mẹ nuôi thân tháp. Nếu chặt đứt “bộ rễ”, tháp sẽ “chết khô” như một loài cây… Có phải vì những màu sắc huyễn hoặc này mà những ngôi tháp Chăm kia mãi mãi có một sức hút thật khó cưỡng lại với những ai đã từng một lần đến Mỹ Sơn. Thật và ảo, vàng son và đổ nát…, tất cả đã làm nên một tình yêu đắm say với Mỹ Sơn trong lòng du khách khi lạc bước vào thung lũng này.

Có đến thung lũng này vào buổi hoàng hôn mới thấy được hết vẻ đẹp của phế tích Mỹ Sơn. Những ngôi tháp cổ bỗng chốc trở nên lung linh, huyền ảo trong nắng chiều và dường như các nàng vũ nữ Apsara lại tiếp tục vũ điệu ngàn năm của mình. Tiếng gió rì rào qua núi như bỗng trở thành nhịp trống baranưng bập bùng càng làm vũ điệu Chămpa thêm say lòng người !

 

Cửa Đại

biencuadai 300x225 Biển Cửa ĐạiNếu như phố cổ Hội An cổ kính, trầm tĩnh thì khu du lịchCửa Đại cách thị xã Hội An 5km về phía Đông là nơi con sông Thu Bồn đổ ra biển lớn với bãi biển cát trắng mịn, nước trong xanh, khu vườn sinh thái; xóm chài với những hàng dừa xanh mát. Tất cả chan hòa trong ánh sáng mặt trời chói chang, những ngọn sóng xô nhẹ cuốn mọi thứ ra xa trong nắng chiều óng ả. Một vẻ đẹp đến mê hồn! Cửa Đại được xem là “nét duyên con gái” của mẹ Hội An. Suốt cả ngày lẫn đêm, Cửa Đại có một nét đẹp riêng làm đắm lòng khách phương xa… Mỗi người một cách diễn tả cảm nhận của mình khi đến vùng biển này nhưng hầu hết đều đồng ý với nhau rằng, đây là vùng biển thơ mộng và hiền hòa

Cửa Đại nổi bật bởi những khu nhà lộng lẫy, những khu resort mới xây tiện nghi và hiện đại, bao quanh là những khóm hoa rực rỡ sắc màu và toả hương thơm ngát. Những loài hoa dại nhỏ bé giản dị, khiêm tốn bên đường rập rờn những cánh bướm hay những cành phong lan kiêu kì đài các đẫm sương đêm. Những rặng liễu xoã mình xuống cát hay những hàng tre xanh vút trên trời cao tô màu trong nắng. Chút thơ mộng đó làm cho du khách thêm xao xuyến với cảnh đẹp nơi đây. Cửa Đại mang vẻ đẹp “trẻ trung và sống động” nên mới chớm hè đã đông nghìn ngịt người, trẻ con, người lớn, khuôn mặt thật tươi tỉnh, khoan khoái. Tất cả đều thoả sức nô đùa và tràn ngập trong những niềm vui.

Không khí ở Cửa Đại rất trong lành và dịu nhẹ, tạo cảm giác thư thái, an nhàn cho du khách. Có rất nhiều hình thức giải trí lôi cuốn ở Cửa Đại và chắc chắn có một cái gì đó thật đặc biệt dành cho mỗi người. Khi bình minh lên, từ những khu nhà nghỉ, du khách có thể mở cửa sổ có ban công hướng ra biển để đón bình minh lên. Ngoài khơi xa kia mặt trời đang nhởn nhơ cùng với mây với gió, thấp thoáng ngoài xa những cánh buồm nhỏ đi tìm những luồng cá mới, báo hiệu một ngày mới tươi đẹp tràn về. Buổi chiều là thời gian tốt nhất để du khách đắm mình trong làn nước biển xanh trong mát lạnh. Những con sóng vỗ nhẹ vào người tạo cảm giác thích thú, dễ chịu vô cùng.

Những bãi cát trải dài lấp lánh dưới ánh nắng chói chang và cùng làn gió mang vị mặn của biển khiến người ta cảm thấy tâm hồn tươi mát hơn, và thoải má hơn. Du khách cũng có thể nằm hàng giờ trên cát, lắng nghe tiếng gió biển vi vu, tiếng sóng vỗ rì rào bên tai hay là nô đùa cùng mọi người, chơi những môn thể thao yêu thích và tạo cho mình một khoảng trời riêng bên những hình vẽ, những toà tháp bằng cát để rồi sóng biển vỗ vào lại tan ra.

Không khí ở Cửa Đại rất trong lành và dịu nhẹ, tạo cảm giác thư thái, an nhàn cho du khách. Có rất nhiều hình thức giải trí lôi cuốn ở Cửa Đại và chắc chắn có một cái gì đó thật đặc biệt dành cho mỗi người. 
Khi bình minh lên, từ những khu nhà nghỉ, du khách có thể mở cửa sổ có ban công hướng ra biển để đón bình minh lên. Ngoài khơi xa kia mặt trời đang nhởn nhơ cùng với mây với gió, thấp thoáng ngoài xa những cánh buồm nhỏ đi tìm những luồng cá mới, báo hiệu một ngày mới tươi đẹp tràn về.

Buổi chiều là thời gian tốt nhất để du khách đắm mình trong làn nước biển xanh trong mát lạnh. Những con sóng vỗ nhẹ vào người tạo cảm giác thích thú, dễ chịu vô cùng. Những bãi cát trải dài lấp lánh dưới ánh nắng chói chang và cùng làn gió mang vị mặn của biển khiến người ta cảm thấy tâm hồn tươi mát hơn, và thoải má hơn. Du khách cũng có thể nằm hàng giờ trên cát, lắng nghe tiếng gió biển vi vu, tiếng sóng vỗ rì rào bên tai hay là nô đùa cùng mọi người, chơi những môn thể thao yêu thích và tạo cho mình một khoảng trời riêng bên những hình vẽ, những toà tháp bằng cát để rồi sóng biển vỗ vào lại tan ra.

Biển Cửa Đại nước trong ngần. Cát biển trắng phau phau. Dưới ánh nắng, biển càng thêm trong, cát càng thêm  trắng .Cửa Đại có nét duyên mà du khách càng khám phá càng thấy hấp dẫn.

Cửa Đại là nơi sông Thu Bồn đổ ra biển nên ở đây có rất nhiều cá. Một trong những điểm thích thú nhất thu hút du khách chính loại hình câu cá, săn những loài cá săn mồi như cá Hanh, Hanh Lươm, Hồng Vực… Du khách có thể câu ngay gần bờ hoặc cũng có thể thuê một chiếc mủng nhỏ lênh đênh trên biển giữa sóng trời mênh mông. Với những nét riêng của mình, Cửa Đại để lại trong lòng du khách một cảm giác khó quên khi rời nơi đây.!

Cù lao Chàm

culaocham2 300x210 Cù Lao ChàmCù Lao Chàm, một di tích văn hoá lịch sử gắn với sự hình thành và phát triển của đô thị thương cảng Hội An, còn có tên gọi khác là Chiêm Bất Lao, Tiêm Bích La, Palaucham… nay thuộc xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, cách đất liền Hội An khoảng 15km, gồm bảy hòn đảo với diện tích 15km2, chiếm ¼ tổng diện tích của Hội An với khoảng 3.000 người sống tập trung ở các thôn Bãi Làng, Bãi Hương, Xóm Cấm, Bãi Ông của Hòn Lao.

Vẻ đẹp hoang sơ, huyền bí, hấp dẫn của rừng xanh, biển trong, của những bãi cát trắng trải dài và những sản vật không nơi nào có đang mời đón bạn đến với Cù Lao Chàm

Với 1.549 ha rừng tự nhiên và 6.716 ha mặt nước, Cù Lao Chàm mang trong mình một sự đa dạng sinh học vô cùng phong phú. Hệ thực vật trong những cánh rừng ở Cù lao Chàm có hơn 500 loài với nhiều loại lâm sản quý như gõ, kiền kiền, dẻ, chua, mây… Có khoảng 228 loài cây làm thuốc, nhiều loại dược liệu quý như mã tiền, sơn máu, ngũ gia bì. Đặc biệt là 2 loài cây thuốc Nam quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam là cây Cỏ nhung và Trầm hương. Hệ động vật có 12 loài thú, 13 loài chim, 130 loài bò sát, trong đó có Khỉ đuôi dài và Chim yến. Cù lao Chàm còn nổi tiếng với 135 loài san hô thuộc 35 giống, có 6 loài được ghi nhận đầu tiên ở nước ta. Hệ sinh vật biển còn có các loại hải sản quý như tôm hùm, ốc hương, ngọc trai, đồi mồi, ốc vú nàng, cua đá…

Đến đây, du khách có thể ghé bãi Làng (bãi chính của Cù lao Chàm) với vịnh biển đẹp, nhấp nhô tàu thuyền lớn nhỏ cùng ngư dân thân thiện. Đặc biệt bãi Làng chiếm phần lớn là rừng nguyên sinh điệp trùng ngút tầm mắt dọi xuống đến biển xanh.

Qua bãi Làng đến bãi Ông, bãi Chồng, bãi Hương.. là những dãy bờ biển cát trắng và biển trong xanh đến nhìn rõ đáy cát. Sóng nhỏ và biển nông, du khách thỏa thích đắm mình thư thái hoặc dạo thuyền máy tham quan trên biển quanh các hòn đảo.

Chỉ cần đi thuyền ra khỏi bờ chừng vài chục mét, khoác tấm áo phao, mang ống thở úp mặt xuống làn nước trong xanh là có cảm giác như mình đang lạc vào cõi thủy cung. Ở đó là những rừng san hô rực rỡ, sinh động, rập rờn như một cơ thể sống phập phồng dưới làn nước, những con cá lượn lờ, con sao, con ốc đủ hình thù, màu sắc làm mê đắm lòng người.  Những bãi san hô đẹp nổi tiếng ở Cù lao Chàm là Bãi Xếp, Hòn Tai, Hòn Dài, Hồn Mồ. Bãi san hô Hòn Tai đẹp nhất, lộng lẫy nhất nhưng cũng rất sâu, góp phần tạo nên thiên đường dưới đáy biển Cù lao Chàm.

Mỗi chiếc vé ra đảo đều được cộng thêm 2 đô la cho quỹ bảo tồn cù lao Chàm, vì thế mỗi cây san hô chuyển động mềm mại dưới độ sâu 6 mét sinh động bạn nhìn thấy trở nên quý giá hơn cả chính vẻ đẹp của nó.

Nếu có thời gian, bạn có thể nghỉ đêm tại Cù Lao Chàm để ngắm biển vào lúc hoàng hôn và bình minh. Đây thực sự là những thời khắc thanh bình, yên ả giúp bạn quên đi cuộc sống bộn bề những lo toan ngày thường.

Biển Cù lao Chàm trong xanh có thể nhìn thấy đáy sâu hàng chục mét. Làn nước trong vắt ấy như mời gọi ta xuống tắm, rồi phơi mình trên những bãi cát mịn tưng sạch sẽ. Cát ở đảo sạch đến độ, đặt lưng ướt xuống rồi nhổm dậy những hạt cát rơi xuống không bám chút bụi đất nào trên da.

Ở Cù Lao Chàm có rất nhiều bãi tắm hoang sơ và vô cùng hấp dẫn, nhưng nối bật nhất phải kể đến là Bãi Ông và Bãi Chồng. Đây là hai bãi tắm có dịch vụ phát triển nhất, bãi cát trắng mịn thoai thoải trải dài.

Trong các hòn đảo ở Cù lao Chàm, Hòn Lao lớn nhất. Hòn Lao có Bãi Ông, Bãi Làng, Bãi Hương là những nơi mà người dân sinh sống hàng ngàn năm nay. Tại đây còn lưu giữ hàng chục di tích lịch sử văn hóa độc đáo có niên đại từ đầu thế kỷ XVIII đến nay. Ở đây cũng tồn tại những di tích tín ngưỡng thể hiện sự chuyển tiếp tín ngưỡng từ cư dân Chămpa sống trên đảo sang cư dân Việt. Ra Tết trên những sườn núi của đảo rực rỡ màu hoa ngô đồng, làm nên những tấm thảm đỏ nổi bật giữa sắc xanh của biển và cây rừng.

Đến Cù Lao Chàm, du khách cũng không nên bỏ qua cảnh chim Yến bay vào các hang để làm tổ, cung cấp món thực phẩm cao cấp, bổ dưỡng. Hang Yến tập trung nhiều nhất ở các vách đá thẳng đứng ở Hòn Lao. Hai chục năm trước, những hang yến trên các đảo Hòn Lao, Tò Vò, Cả, Hòn Tai… của cù lao Chàm – Hội An là vùng bất khả xâm phạm. Nhưng giờ đây, theo tour du lịch, bạn có thể tận mắt nhìn thấy những khe đá nứt thẳng đứng, có đáy ngập nước biển và gió mạnh, từng đàn chim yến về làm tổ và đẻ trứng.

Cù Lao Chàm từng là nơi dừng chân của các thương thuyền Trung Quốc, Nhật, phương Tây trước khi đến thương cảng Hội An làm ăn cách đây hơn 150 năm. Từ khi Hội An được công nhận di sản văn hóa thế giới cách đây 10 năm, du khách đến Hội An đều dành thêm ngày du lịch để ra đảo Cù Lao Chàm.

Cù Lao Chàm từng là nơi dừng chân của các thương thuyền Trung Quốc, Nhật, phương Tây trước khi đến thương cảng Hội An làm ăn cách đây hơn 150 năm. Từ khi Hội An được công nhận di sản văn hóa thế giới cách đây 10 năm, du khách đến Hội An đều dành thêm ngày du lịch để ra đảo Cù Lao Chàm.

Nổi bật trong cung đường du lịch miền Trung, phố cổ Hội An như một bức tranh mộc mạc, giản dị và nên thơ trong lòng du khách. Dù là ngày hay đêm, Hội An vẫn mang trong mình những vẻ đẹp lôi cuốn khác nhau. Chính vì thế mà Hội An luôn là điểm đến yêu thích của rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Dưới đây là những kinh nghiệm bổ ích khi đi du lịch ở Hội An dành cho bạn!

Phố cổ Hội An

Phố cổ Hội An

 

Đến Hội An

Hiện nay các hãng hàng không như Vietnamairline, Jetstar, Vietjetair đều có khai thác các đường bay từ TP. HCM và Hà Nội đến Đà Nẵng. Nếu muốn mua được vé rẻ, bạn nên mua vé trước khoảng 3 đến 6 tháng.

Từ Thành phố Đà Nẵng đi về Hội An có hai cách:

+ Bạn có thể đi theo quốc lộ 1 về phía Nam khoảng 27km đến đường Vĩnh Điện rồi rẽ trái thêm 10km. Vào Hội An theo đường Huỳnh Thúc Kháng có thể ghé thăm Tháp Chàm Bằng Anh ở Vĩnh Điện.

+ Con đường thứ hai gần hơn, vắng hơn, đi từ Trung Tâm Đà Nẵng qua cầu sông Hàn, vào tỉnh lộ Đà Nẵng – Hội An, ghé thăm Ngũ Hành Sơn, đến Hội An khoảng 30km.

Hội An có đầy đủ các dịch vụ giao thông phục vụ du khách như xe bus, taxi, xe ôm, xích lô, du khách cũng có thể thuê xe máy, xe đạp để tự do dạo quanh Hội An thăm khu phố cổ. Nhưng thú vị nhất với du khách đến thăm Hội An vẫn là đi bộ hoặc thuê xe đạp vòng quanh khu phố để cảm nhận nét đặc biệt của nơi này.

Các điểm tham quan nổi bật ở Hội An

- Chùa Cầu: Điểm đến không thể bỏ qua, là viên ngọc giữa lòng Hội An. Tuy nhỏ bé nhưng chứa đựng nhiều thăng trầm dưới mái ngói âm dương huyền bí. Cầu xây dựng vào cuối thế kỷ 16 và được gọi là cầu Nhật Bản. Năm 1719, khi chúa Nguyễn Phúc Nguyên đi ngang đây, ông đã đặt cho cầu ba chữ Lai Viễn Kiều. Ở giữa cầu có một ngôi miếu nhỏ thờ Huyền Thiên Đại Đế, thời xưa, hai bên cầu là nơi mua bán sầm uất.

Chùa Cầu - Hội An

Chùa Cầu - viên ngọc giữa lòng Hội An

- Nhà cổ 77 Trần Phú: ngôi nhà hình ống điển hình, giữa sân nhà có các vách gỗ bao quanh được chạm khắc sống động.

- Nhà cổ 101 Nguyễn Thái Học, phòng khách là một công trình chạm trổ tinh vi. Ở trần có vỏ cua có trang trí hình hai bao kiếm vắt chéo rất lạ mắt.

- Hội quán Quảng Đông thờ Quan Công nằm trên đường Trần Phú.

- Hội Quán Trung Hoa thờ bà Thiên Hậu.

- Hội quán Phúc Kiến xây dựng năm 1857 cũng thờ Thiên Hậu.

- Hội quán Hải Nam là nơi thờ 108 Hoa kiều chết oan dưới thời vua Tự Đức.

- Hội quán Triều Châu hay còn gọi là chùa ông Bổn ở đường Nguyễn Duy Hiệu. Hội quán nhỏ, xây dựng tỉ mỉ, khởi công năm 1845 với vật liệu đưa từ Trung Quốc sang.

Hội quán Triều Châu - Hội An

Hội quán nhỏ, xây dựng tỉ mỉ, khởi công năm 1845 với vật liệu đưa từ Trung Quốc sang

- Nhà trưng bày gốm sứ mậu dịch Hội An nằm trên đường Trần Phú. Đây cũng là một căn nhà cổ đẹp được trùng tu với sự đóng góp của đại học Chiêu Hoà, Nhật Bản.

- Bảo tàng Lịch sự văn hóa Hội An nằm trong khuôn viên chùa Ông thờ Quan Công và chùa Bà – thờ Quan Âm. Chùa khởi xây từ thế kỷ thứ 17 và đã qua nhiều lần trùng tu.

Biển Cửa Đại: nằm cách đô thị cổ Hội An 5km về hướng Đông. Đây là bãi tắm lý tưởng, có bãi cát trắng mịn, nước trong xanh, sóng nhỏ và luôn được mặt trời chiếu sáng.

Khách sạn

Khách sạn Hội An thường xuyên đông khách. Là thành phố du lịch, đặc biệt thu hút du khách nước ngoài nên Hội An không thiếu các khách sạn tiện nghi, ngay trung tâm thành phố giá phòng khá cao, nhưng khó có phòng trống. Vào mùa cao điểm nên tìm phòng xa khu trung tâm như đường Huỳnh Thúc Kháng, đoạn gần bến xe, đường Thái Phiên.

Có nhiều nhà trọ sạch sẽ không kém khách sạn, nhưng giá lại rẻ hơn nhiều. Nhà khách cũng có nhiều phòng, giá rẻ, gần điểm bán vé tham quan.

Tốt nhất bạn nên lên mạng search thông tin giá cả về khách sạn, nhà trọ và book phòng trước khi đến để tránh trường hợp không có phòng để ở khi đến nơi.

Ăn uống, mua sắm

Cao lầu là món mì đơn giản như mì Quảng, ít nước lèo, mì trộn cùng rau, thịt. Sợi cao lầu làm bằng bột gạo Hội An, ngâm nước tro từ củi tràm ở cù lao Chàm, nhất là phải dùng nước từ giếng Bá Lễ, sợi mì mới dai đúng điệu, và mới đúng là món cao lầu đặc sản tại Hội An.

Cao lầu Hội An

Cao lầu là món mì đơn giản như mì Quảng, ít nước lèo, mì trộn cùng rau, thịt...

Hội An còn đặc sản bánh tráng đập ăn cùng hến trộn. Do nhiều người Hoa tập trung sinh sống nên Hội An còn nổi tiếng với bánh bao và bánh vạc. Hai loại bánh này đều có nhân tôm thịt, nhưng ngon đặc biệt hơn là nhờ ngâm bột bằng nước giếng Bá Lễ và chấm bằng nước chấm chính hiệu do người bán bánh làm ra.

Cơm gà Hội An cũng là một món ăn bạn không nên bỏ qua khi đến đây.

Ngoài ra, nếu thích ăn ngọt bạn có thể thưởng thức các loại chè, tàu phớ đặc trưng xứ Hội.

Các loại bánh bạn có thể mua về làm quà như: bánh in, bánh đậu xanh, bánh ít lá gai… Tương ớt Hội An là món đặc biệt, cay nồng lại thơm.

Hội An còn có khá nhiều quà lưu niệm để bạn mua về làm quà: đèn lồng, đồ thủ công mỹ nghệ,… Một điểm đặc biệt là các món quà lưu niệm ở đây chủ yếu là sản phẩm thủ công, vì thế mà chúng rất tinh tế.

Một số “bí kíp” nhỏ cho bạn:

• Hội An rất thú vị vào sáng sớm, đường phố vắng lặng, những người dân Hội An chuẩn bị bắt đầu ngày mới, không có ánh đèn điện, người bán người mua tấp nập.

• Cũng có thể đi dạo Hội An ban đêm trong những ngõ ngách thanh tịnh của phố cổ.

• Nên đến Hội An vào ngày rằm, 14 âm lịch, lúc này có Đêm phố cổ, cấm xe máy, đèn điện, nhà nhà đốt đèn lồng, có phố đi bộ, hát dân ca, hò xứ Quảng…

• Hàng đêm ngay Bến Bạch Đằng có thuyền văn hóa dạo quanh sông, hòa tấu nhạc dân tộc.

Danh sách khách sạn

KHÁCH SẠN KIM XUYẾN SẦM SƠN

News image

 Khách sạn Sầm Sơn – Kim Xuyến được xây dựng hoàn toàn mới và được đưa vào sử dụng phục vụ quý khách du lịch từ tháng 4 ...

Xem tiếp

KHÁCH SẠN HUY HOÀNG SẦM SƠN

News image

Địa chỉ: Số 16 Đường Tống Duy Tân, Bãi Tắm C, P.Bắc Sơn – Sầm Sơn  Khách sạn Huy Hoàng cách biển 30 m bao gồm 5 tầng với tổng số 30...

Xem tiếp

Vanchai Resort - Sầm Sơn Thanh Hóa

News image

  Thư ngỏ Chào mừng Quý khách đến với Vạn Chài Resort, một thiên đường thanh bình nằm trên bãi biển Sầm Sơn. Vạn Chài Resort mang nét ...

Xem tiếp
Địa danh du lịch

Nghệ An

Quảng Ninh

Gia Lai

Phan Thiết

Bình Định

Hà Tỉnh

Vĩnh Phúc

Đồng Tháp

Quảng Ngãi

Bình Dương

Đồng Nai

Bạc Liêu

Nha Trang

Hải Phòng

An Giang

Thừa Thiên Huế

Bình Phước

Phú Yên

Cà Mau

Sóc Trăng

Thanh Hóa

Quảng Bình

Ninh Bình

Điện Biên

Móng Cái

Quảng Nam

Bắc Giang

Đà Nẵng

Bắc Ninh

Lào Cai

Hà Giang

Ninh Thuận

Bình Thuận

Khánh Hòa

Vĩnh Long

Tây Nguyên

Vĩnh Long

Nam Định

Lâm Đồng

Hải Nam

Hưng Yên

Hải Dương