video

Hỗ trợ trực tuyến


 ĐIỀU HÀNH TOUR

KIM DUNG

0976955076



Dịch vụ khác

CÔNG TY DU LỊCH HÀM RỒNG -: 0976 955076

Chương trình kích cầu du lịch 2016

Để đáp ứng nhu cầu của du khách, HamRongTour phối hợp cùng các nhà cung cấp dịch vụ thực hiện chương trình “kích cầu nội địa”, giảm giá tour nội địa nhằm đưa du khách đến nhiều danh thắng trong nước và Quốc tế.

Tin tức Hamrongtour

Bắc Ninh

LÀNG ĐÌNH BẢNG

Vị trí: Làng Đình Bảng thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội 20km về phía bắc. 
Đặc điểm: Làng Đình Bảng có mười lăm xóm họp lại thành một làng, cả làng thành một xã.

Theo chiều dài lịch sử, Đình Bảng là một làng trù phú, kinh tế văn hoá phát triển, thuận lợi giao thông thủy và bộ. Nằm ở vị trí tiếp giáp, nối liền miền đồi núi đông bắc với đồng bằng phía nam cho nên Đình Bảng là nơi hội tụ và đón nhận ảnh hưởng của cả phương bắc, phương nam, phía đông và phía tây.

Bước chân vào làng Đình Bảng, ta như vào một đô thị sầm uất, nhộn nhịp nhưng vẫn thấy cái riêng của một làng quê có truyền thống lịch sử và văn hoá. Mỗi tên xóm, tên thôn, tên đất đều mang một dấu ấn lịch sử. Đình Bảng là đặc trưng tiêu biểu của làng xã Việt Nam vừa mang đậm tính dân tộc, vừa có vóc dáng của làng xã văn minh hiện đại.

CHÙA BÚT THÁP

 

Chùa Bút Tháp tọa lạc ở phía tây thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Chùa Bút Tháp có nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc cổ độc đáo tài tình, có nhiều tượng Phật và cổ vật quý. Nói đến Bắc Ninh, ta không thể không nói đến chùa Bút Tháp. Ðây là một ngôi chùa cổ, mặc dù đã trải qua những lần trùng tu, sửa chữa nhưng chùa vẫn giữ được những nét nguyên sơ hấp dẫn của nó.
Chùa được xây dựng từ thời hậu Lê (thế kỷ 17). Theo lịch sử, chùa được bà Trinh Thị Ngọc Trúc (vợ vua Lê Thánh Tông) cùng hai nhà sư người Việt gốc Hoa thiết kế. Chùa có tên chữ là "Ninh Phúc Thiền Tự" được xây dựng theo kiểu "Nội công ngoại quốc". Ngoài cùng là Tam Quan, tiếp đến là gác chuông rồi đến Tiền Ðường, tiếp theo là Thượng điện - gian đẹp nhất cả kiến trúc lẫn điêu khắc. Phía ngoài Thượng điện có lan can bằng đá xanh bao quanh, chạm khắc các hình động vật, điểm xuyết thêm mây, trời, hoa, lá...

Ðáng chú ý là những chim, hươu, khỉ, rồng,... đều rất sinh động, thần tình. Bên trong có bày các bộ tượng Tam Thế, Tam Thân và tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay. Những cái tên, những kiểu kiến trúc gợi nên một vẻ hoang sơ độc đáo mà hấp dẫn, một nét đẹp rêu phong cổ kính. Pho tượng Quan Âm trong chùa có kích thước lớn và đồ sộ: cao 3,7m, có 11 đầu, 42 bàn tay lớn và 958 tay nhỏ. Ðiều kỳ lạ là mỗi bàn tay có một mắt, độc đáo hơn nữa là nhịp điệu mỗi cánh tay không giống nhau. Tượng được đặt trên toà sen Rồng đội, đằng sau là vầng hào quang toả sáng, bên dưới là các hình trang trí sóng nước sống động như một thuỷ cung.

Nối giữa Thượng điện và Tích thiện là chiếc cầu đá cong mà ngồi ở đó, ta có thế ngắm những nét đẹp riêng của cảnh chùa. Cầu được chạm khắc rất công phu, tinh xảo và bố trí rất hợp lý: đầu cầu là hai con sư tử và thành cầu là những kiểu chạm trổ cổ quen thuộc, rất hài hoà. Ðấy là chưa kể đến một công trình nghệ thuật độc đáo của chùa: toà "Cửu phẩm Liên Hoa". Toà bằng gỗ, gồm 9 tầng có khắc tượng phật xung quanh. Ðiều đặc biệt là nó có thể quay được và không hề phát ra tiếng kêu dù được làm từ mấy thế kỷ!.
Ðến với chùa là đến với một điểm du lịch mang tính nhân văn cao. Trong chùa, có nhiều cổ vật quý, nhiều tháp to, nhỏ rất đẹp là nơi đặt xá lị của các thiền sư xưa. Tháp Báo Nghiêm, trên đỉnh có hình nậm rượu, 5 tầng, 8 mặt, cao 13m, là nơi đặt xá lị của thiền sư Chuyết Chuyết; tháp Tôn Ðức 5 tầng, cao 10m là nơi đặt xá lị thiền sư Minh Hành, vị tổ thứ hai của chùa.

 

ĐÌNH LÀNG ĐÌNH BẢNG

Đình làng Đình Bảng (Đình Báng) thuộc huyện Từ Sơn, Bắc Ninh (xưa là Hương Cổ Pháp) có cả cụm di tích văn hóa, nhất là những di tích về thời Lý, tạo thành một khu lưu niệm độc đáo, âm vang lịch sử, có tầm cỡ quốc gia, đủ cả: Đình, Đền, Chùa, Lăng, Tẩm .... đặc trưng của văn hóa làng Việt Nam.

 

Là quê hương của Lý Công Uẩn (tức Lý Thái Tổ) người lập ra triều Lý và khai sáng kinh đô Thăng Long (năm 1010), Đình Bảng có cụm di tích văn hóa, nhất là những di tích về thời Lý, tạo thành một khu lưu niệm độc đáo, âm vang lịch sử, có tầm cỡ quốc gia, đủ cả: Đình, đền, chùa, lăng, tẩm,... đặc trưng của một văn hóa làng Việt Nam.
Đình làng Đình Bảng được xây dựng năm 1700 và đến năm 1736 mới được hoàn thành, do công đầu của của quan Nguyễn Thạc Lương, người Đình Bảng và bà vợ rất đảm đang Nguyễn Thị Nguyên quê ở Thanh Hóa đã mua gỗ lim về dâng làng, xây dựng ngôi đình có thế trường tồn. Đình thờ 3 vị thành hoàng: Cao Sơn đại vương (Thần Đất), Thuỷ bá đại vương (Thần Nước) và Bạch lệ đại vương (Thần Trồng Trọt).

Toà Bái Đường của đình có hình chữ nhật, dài 20m, rộng 14m, chia làm bảy gian, hai chái nằm trên nền cao bó đá xanh có bậc cấp. Vẻ đồ sộ của đình thể hiện qua phần mái toả rộng và những cột lim hiếm thấy ở những ngôi đình khác. Có khoảng 60 cột lim lớn nhỏ có đường kính từ 0,55 - 0,65m. Hoa văn trang trí trên các cấu kiện kiến trúc rất đa dạng, chạm trổ tinh vi, chau chuốt, hài hoà. Kết cấu bộ khung đình khá vững chắc, gắn với nhau bằng các loại mộng. Mỗi bức chạm khắc ở đình là một tác phẩm nổi tiếng độc nhất vô nhị. Càng chiêm ngưỡng, càng thêm bị cuốn hút: Bức Bát mã quần phi, tám con ngựa nhởn nhơ chơi trên đồng cỏ, đất nước thanh bình, con vật cũng vui. Bức lưỡng nghê phục chầu, con đực, con cái, mỗi con một vẻ. Những bức chạm rồng tuyệt xảo: Long vân đại hội, Ngũ long tranh châu, Lục long ngự thiên... từng bức, từng bức gợi tả bao điều.

LÀNG TRANH ĐÔNG HỒ

Làng tranh Đông Hồ là làng nghề nổi tiếng về tranh dân gian, thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh cách Hà Nội chừng trên 35 km. Làng Đông Hồ (đôi khi dân địa phương chỉ gọi là làng Hồ) nằm trên bờ nam sông Đuống, cạnh bến đò Hồ, nay là cầu Hồ.

 

Ðông Hồ - một cái tên làng quen thuộc, xinh xắn, nằm bên bờ sông Ðuống, từ lâu, đã đi vào cuộc sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam bằng những bức tranh dân gian nổi tiếng, đậm đà sắc thái dân tộc. Tranh làng Ðông Hồ không phải vẽ theo cảm hứng nghệ thuật mà người dùng ta dùng ván để in. Ðể có những bản khắc đạt đến trình độ tinh xảo phải có người vẽ mẫu. Những người vẽ mẫu và bản khắc ván đòi hỏi họ phải có lòng yêu nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ, đặc biệt phải có trình độ kỹ thuật cao. Công đoạn in tranh có lẽ không khó lắm bởi lẽ ai cũng có thể phết màu lên ván rồi in. Giấy dùng in tranh là loại giấy gió mịn mặt. Trước khi in, giấy được bồi điệp làm nền, chất điệp óng ánh lấy từ vỏ con sò, con hến đã tạo nên chất liệu riêng biệt của tranh dân gian Ðông Hồ.

Ý hài hoà một cách tự nhiên. Các màu đã hoà quyện in tranh thường lấy từ chất liệu thiên nhiên: màu đen người ta phải đốt lá tre rồi lấy than của nó; màu xanh lấy từ vỏ và lá tràm, màu vàng lấy từ hoa hòe, màu đỏ thắm lấy từ thân, rễ cây vang, màu sơn lấy từ sỏi núi, màu trắng là điệp...Những năm gần đây có một số người khi in tranh đã từng dùng một số màu và hoá chất hiện đại, như thế sản phẩm có tăng nhưng chất liệu màu của tranh không tươi màu sắc nét như tranh làm truyền thống. Ðã thế, chỉ trong một thời gian ngắn màu sắc bị phai nhạt. Tranh dân gian Ðông Hồ không áp dụng chặt chẽ về cơ thể học, các nguyên tắc về ánh sáng hay luật xa gần của tranh hiện đại. Những nghệ sĩ sáng tác tranh dân gian mang nhiều tính ước lệ trong bố cục, trong cách miêu tả về màu sắc. Tất cả đều sử dụng lối vẽ đơn tuyến bình đồ để thể hiện, do đó xem tranh dân gian ta thường bắt gặp cái thú vị ở những nét ngây ngô đơn giản nhưng hợp lý hợp tình.
Không chỉ có người Hà Nội và dân một số tỉnh thành trong nước sành điệu, yêu thích tranh dân gian Tết Ðông Hồ về tham quan tìm hiểu và chọn mua, mà không ít du khách, những người trong lĩnh vực hội hoạ, mỹ thuật của nước ngoài cũng đến để nghiên cứu về nghệ thuật tranh dân gian nổi tiếng của làng Hồ.

 

ĐỀN ĐÔ

Đền Lý Bát Đế, còn gọi là Đền Đô hoặc Cổ Pháp điện là nơi thờ tám vị vua đầu tiên của nhà Lý. Đây là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng được bảo tồn khá trọn vẹn, nơi tưởng niệm và phụng thờ của toàn dân đối với các vị vua nhà Lý.

 

Là nơi thờ 8 vị vua nhà Lý. Đó là: Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ (1009 - 1028); Lý Thái Tông (1028 - 1054); Lý Thánh Tông (1054 - 1072); Lý Nhân Tông (1072 - 1128); Lý Thần Tông (1128 - 1138); Lý Anh Tông (1138 - 1175); Lý Cao Tông (1175 - 1210) và Lý Huệ Tông (1210 - 1224). 
Đền Đô - còn gọi là Cổ Pháp Điện hay đền Lý Bát Đế, đền được xây dựng vào thế kỷ 11 (1030), trên khu đất phía đông nam Hương Cổ Pháp, Châu Cổ Pháp (làng Đình Bảng). Khu đất này theo Thiền sư Lý Vạn Hạnh cho rằng nơi hội tụ của thiên khí, nơi có thế 8 đầu rồng chầu về. Tương truyền, xưa kia phía trước cửa đền là một khu rừng Báng, có dòng Tiêu Tương uốn khúc chảy qua. Đền được dựng trên nền đất. Khi vua Lý Công Uẩn đăng quang và trở lại thăm quê hương vào tháng 2 năm Canh Tuất (1010), tại đây, nhà vua đã dừng thuyền rồng để đi thăm các bậc kỳ lão, yết lăng Thái Hậu và đo vài mươi dặm đất làm “Sơn Lăng cấm địa”. Dân làng Đình Bảng đã xây dựng một ngôi nhà lớn làm nơi nghênh tiếp nhà vua.
Khi vua Lý Công Uẩn băng hà (1028), Lý Thái Tông lên ngôi kế vị vua cha, Ông đã cho sửa sang lại ngôi nhà xưa và chọn làm nơi thờ tự vua cha và cũng từ đó đền trở thành nơi thờ tự các vị vua nhà Lý sau khi băng hà.

Trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, đền Đô đều được quan tâm tu sửa và mở rộng, đặc biệt, đền được mở rộng nhất vào thế kỷ 17 (1602) với quy mô của 21 hạng mục công trình được sắp xếp theo kiểu “Nội công ngoại quốc”, xung quanh có tường thành vây bọc. Kiến trúc của đền có sự kế thừa phong cách cung đình và phong cách dân gian, tổng thể kiến trúc được kết hợp hài hoà, chạm khắc tinh xảo, thể hiện một công trình kiến trúc bề thế vững chắc nhưng không cứng nhắc trong khung cảnh thiên nhiên. 
Năm 1952, đền Đô bị giặc Pháp chiếm và phá huỷ hoàn toàn. Từ năm 1989 trở lại đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự cố gắng của nhân dân Đình Bảng và tấm lòng công đức của nhân dân thập phương, Đền Đô đã từng bước được khôi phục, tìm lại dáng vẻ xưa của đợt trùng tu, mở rộng đền năm 1602 với các hạng mục công trình như: Nhà Hậu cung (80m²), nhà chuyền Bồng (80m²), nhà Kiệu (130m²), nhà để Ngựa (130m²), Thuỷ đình, Phương đình...
Căn cứ vào các dấu tích, các nguồn tài liệu và các hạng mục công trình đã được dựng lại cho phép chúng ta hình dung tổng thể kiến trúc di tích đền Đô như sau:

Đền Đô có diện tích 31.250m², gồm 21 hạng mục công trình lớn nhỏ. Trung tâm là điện thờ, nơi đặt bài vị và tượng của Tám vị vua nhà Lý, xung quanh có nhà chuyền Bồng, nhà Tiền tế, nhà Phương Đình, nhà để kiệu, nhà để ngựa, nhà Thuỷ Đình... Kiến trúc Đền đô được chia làm hai khu vực nội thành và ngoại thành.
Khu vực nội thành có diện tích 4.320m² , bố trí theo kiểu “Nội công ngoại quốc” bao quanh là tường gạch cao 3m, rộng 1m (hai bên xây gạch, ở giữa đổ đất) có hai cửa ra vào. Nội thành được chia thành Nội thất và Ngoại thất. Nội thất bao gồm các công trình: Nhà Hậu cung- Nơi đặt ngai và bài vị thờ Tám vị vua Nhà Lý (Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông và Lý Huệ Tông). Nhà Chuyền Bồng có kiến trúc chồng diêm tám mái, các đầu đao uốn cong mềm mại. Ngoài ra còn có nhà để bia, nhà để ngựa, nhà để kiệu,... tất cả đều được xây dựng công phu, đắp, chạm khắc tinh xảo.
Ngoại thất gồm nhà vuông, kiến trúc kiểu chồng diêm tám mái, 8 đầu đao cong vút mềm mại. Khu vực này có nhà chủ tế, nhà kho, nhà khách, đền vua Bà (đền thờ Lý Chiêu Hoàng) 
Đền Đô với kiến trúc độc đáo mang tính giá trị nghệ thuật, cảnh trí hữu tình và mang trong mình một giá trị lịch sử văn hoá đậm nét của Vương Triều Lý nói riêng và lịch sử dân tộc nói chung. Đền Đô xứng đáng với lời ngợi ca:
“ Đền Đô kiến trúc tuyệt vời
Thăng Long đẹp nhất, đẹp người ngàn năm”

CHÙA PHẬT TÍCH

Trên sườn phía Nam núi Phật Tích (còn gọi là núi Lạn Kha) ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh có một ngôi chùa cổ mang tên là chùa Phật Tích, hiệu là Vạn Phúc tự. Chùa nổi tiếng với kiến trúc đẹp, cảnh sắc thanh tịnh, và đặc biệt là bộ tượng đá quý hiếm mang đặc trưng nghệ thuật điêu khắc thời Lý.

 

Theo các tài liệu cổ, chùa Phật Tích được khởi dựng vào khoảng thế kỉ VII. Đến năm 1066, vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072) cho xây dựng thêm tòa tháp Phật Tích kì vĩ, cao khoảng 40m ở sườn phía Nam núi Lạn Kha.
Tương truyền, sau khi tòa tháp đổ, bên trong lộ ra một pho tượng Phật A di đà tạc bằng đá xanh nguyên khối. Trước hiện tượng kì lạ này, xóm Hỏa Kê cạnh chùa đã đổi tên thành thôn Phật Tích. Qua nhiều triều đại, chùa đã được trùng tu tôn tạo nhiều lần. Năm 1947, thực dân Pháp tiến hành chiến tranh và đã thiêu rụi chùa. Từ 1954 đến nay, chùa được khôi phục dần. Tháng 4 năm 1962, chùa được nhà nước công nhận là di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia.

Theo các nhà nghiên cứu, ngôi chùa được xây theo lối “nội công, ngoại quốc” và mang đậm phong cách kiến trúc thời Lý (1010 - 1225). Chùa toạ lạc trên khu đất cao, có nhiều kết cầu bằng đá như: thềm đá, bậc thang đá, tường kè bao quanh bằng đá. Trải qua thời gian và sự tàn phá của con người, nhiều công trình kiến trúc đẹp của chùa đã trở thành phế tích. Hiện nay, chùa Phật Tích còn lại 7 gian tiền đường dùng để tiếp khách, 5 gian nhà thờ Phật, 8 gian nhà tổ và 7 gian nhà thờ thánh Mẫu. Sau chùa có khu vườn tháp với 32 ngọn tháp lớn nhỏ xây bằng gạch và đá. Phần lớn các ngọn tháp này được xây dựng vào khoảng thế kỉ XVII. Đây là nơi cất giữ xá lị của các vị sư trụ trì.

Điểm nổi bật nhất của chùa Phật Tích có lẽ phải kể đến bộ tượng đá quý hiếm có từ thời Lý. Điển hình nhất là pho tượng Phật A di đà cao 1,85 m, kể cả bệ là 2,8m. Đây được xem như pho tượng Phật A di đà cổ nhất miền Bắc và là bảo vật của quốc gia. Pho tượng biểu đạt một vị Phật đang trong tư thế tọa thiền trên tòa sen, hai mắt khép hờ, vẻ mặt tươi nhuận, phúc hậu và bao dung, độ lượng. Năm 2006, pho tượng đã được Trung tâm Sách kỉ lục Việt Nam xác lập kỉ lục là tượng Phật bằng đá thời Lý lớn nhất Việt Nam. Chùa Phật Tích còn có 10 pho tượng linh thú bằng đá gồm sư tử, voi, trâu, ngựa, tê giác trong tư thế quỳ phủ phục trên tòa sen cách điệu cũng?đã?được xác lập kỉ lục 5 cặp tượng linh thú bằng đá lớn nhất Việt Nam. Ngoài ra, tại chùa Phật Tích, các nhà khảo cổ cũng đã tìm thấy nhiều tác phẩm điêu khắc đá cổ thời Lý có giá trị rất lớn về mặt nghệ thuật và lịch sử.

Bên cạnh những giá trị về mặt cảnh quan, kiến trúc, chùa Phật Tích còn nổi tiếng với nhiều giai thoại lịch sử gắn liền với quá trình hình thành và phát triển. Sử cũ kể rằng, năm 1071, vua Lý Thánh Tông trong một lần lên vãn cảnh chùa Phật Tích, nhân lúc cao hứng đã múa bút viết một chữ “Phật” dài tới 5m và sai người khắc vào đá rồi?đem dựng?trên sườn núi. Năm 1129, vua Lý Thần Tông (1128 - 1138) lại cho làm 8 vạn 4 ngàn bảo tháp bằng đất nung đặt xung quanh chùa. Đến đời nhà Trần, năm 1383, vua Trần Nghệ Tông còn cho tổ chức kì thi Hội ở ngay trong chùa. Khoa thi năm ấy lấy đỗ 30 người.
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, ngày nay, chùa Phật Tích đang được đầu tư tu bổ để trở thành một trong những trung tâm văn hóa Phật giáo lớn của miền Bắc./.

 

CHÙA DÂU

Vị trí: Chùa Dâu thuộc thôn Khương Tự (còn gọi là làng Dâu), xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Đặc điểm: Là ngôi chùa đầu tiên của Việt Nam, được khởi dựng vào đầu thế kỷ thứ 3.

Từ những thế kỷ đầu công nguyên, chùa Dâu đã là một trung tâm Phật giáo nổi tiếng trong nước và ngoài nước. Từ cuối thế kỷ thứ 4, Thiền sư Tỳ-ni-đa-lưu-chi đã mở đạo tràng thuyết pháp tại chùa, lập nên thiền phái đầu tiên ở Việt Nam.

Chùa được ông Mạc Ðĩnh Chi đứng ra dựng lại với qui mô lớn vào thế kỷ 14, và trùng tu nhiều lần ở các thế kỷ tiếp theo. Hiện nay ở sân chùa có tháp Hòa Phong 3 tầng cao khoảng 17m. Trong tháp có chuông lớn đúc dưới triều Cảnh Thịnh (1793), khánh lớn bằng đồng đúc

 

Tín ngưỡng Đền Bà Chúa Kho

Đền Bà Chúa Kho thuộc khu phố Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, nằm trên lưng chừng núi Kho và sát con sông Cầu thơ mộng (xưa có tên là Như Nguyệt) đầy ắp những truyền thuyết lịch sử của dân tộc, từ lâu đời đã đi vào tín ngưỡng dân gian và gần đây nổi tiếng là tâm điểm hành hương tâm linh của nhân dân cả nước hướng về để cầu may, sống hướng thiện.


Đền Bà Chúa Kho vốn được khởi dựng từ lâu đời và trước cửa đền có dòng chữ Hán “Chủ khố linh từ”, hai bên cổng đền có đôi câu đối “Càn long tốn thủy lưu thắng cảnh/ Liệt nữ cao sơn hiển linh từ”, dân gian gọi nôm là “Đền Bà Chúa Kho”; nhưng dấu tích kiến trúc xưa để lại là của thời Lê Trung Hưng. Ngôi đền cổ gồm nhiều công trình được xây dựng theo một trục dọc chạy từ chân núi Kho lên lưng chừng núi như: cổng Tam môn, Tiền tế, ba cung, hai bên là hai tòa Dải vũ và một số công trình phụ trợ khác.
Bắt đầu từ năm 1989, đền Bà Chúa Kho được Nhà nước xếp hạng và được nhân dân địa phương trùng tu tôn tạo, mở rộng với quy mô rất lớn. Hiện đền Bà Chúa Kho gồm nhiều hạng mục công trình kiến trúc như: Cổng Tam môn, Tiền tế, cung Đệ tam, cung Đệ nhị, cung Thượng (cung Bà Chúa), tòa Sơn Trang, Lầu Cô, Lầu Cậu, ban thờ “Cửu trùng thiên” và một số công trình phụ trợ khác. Phần lớn các hạng mục công trình được khôi phục, tôn tạo mang dáng vẻ truyền thống và làm tôn vinh giá trị của di tích.
Người được thờ ở đền Bà Chúa Kho là ai? Đây là một vấn đề lớn, đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Thư tịch sử sách cổ không thấy ghi chép, di sản văn hóa của di tích (thần tích, sắc phong, bia đá) phản ánh về người được thờ không bảo lưu được, nên chưa rõ lai lịch công trạng của người được thờ. Cổ vật tiêu biểu là pho tượng Bà Chúa Kho có niên đại khoảng cuối thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVIII). Tượng được tạo tác là một “Bà Chúa” có dáng hình đẹp, trong tư thế ngồi xếp bằng, đầu đội vương miện, khuôn mặt trái xoan, đôi mắt hiền từ thánh thiện, thân mình thanh thoát khoác áo với nhiều lớp mềm mỏng. Song căn cứ vào truyền thuyết địa phương thì đền thờ một “Bà Chúa” vợ của một vua Lý, có công trông coi kho lương của quân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 1077. Mặt khác, đền Bà Chúa Kho là một trong những ngôi đền cổ nằm trong vùng đất cửa sông Ngũ Huyện Khê có đậm đặc các ngôi đền thờ “Mẫu”. Căn cứ vào tấm bia đá của đình Thượng Đồng có tên “Thượng đẳng tối linh”, niên đại “Bảo Đại 3” (1850) thì 72 trang ấp vùng ven sông Ngũ Huyện Khuê thờ “Bà chúa Quả Cảm” vợ của một vua Trần làm phúc thần. Quả vậy, một số ngôi đền của các làng xã ven cửa sông Ngũ Huyện Khê như: Quả Cảm, Xuân Viên, Đặng Xá, Thượng Đồng đều thờ “Vua Bà” tức “Bà Chúa Quả Cảm”. Đồng thời, căn cứ vào hiện tượng tín ngưỡng đang diễn ra tại đền Bà Chúa Kho, ngoài thờ “Bà Chúa Kho”, còn thờ “Tam tòa Thánh Mẫu”, thờ Cô, thờ Cậu, thờ Sơn Trang... thì đền Bà Chúa Kho từ lâu đã được phủ lên một lớp tín ngưỡng “thờ Mẫu”. Theo các nhà nghiên cứu thì tín ngưỡng thờ Mẫu vốn là tín ngưỡng của người Việt cổ có từ lâu đời và ngày càng phát triển. Như vậy, theo bề dày lịch sử, đền Bà Chúa Kho đã được phủ lên nhiều lớp tín ngưỡng.
Nhưng trong các hiện tượng tín ngưỡng trên thì khả năng đền Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ thờ “Bà Chúa” người có công trong trông coi kho lương của quân dân nhà Lý là nhiều hơn. Bởi núi Kho và ngôi đền “Bà Chúa Kho” nằm trong phòng tuyến sông Như Nguyệt trong cuộc kháng chiến vĩ đại của quân dân Đại Việt chống quân xâm lược Tống năm 1077. Căn cứ theo sử sách và khảo sát thực địa có thể tóm tắt về phòng tuyến sông Như Nguyệt như sau:
Năm 1076, đứng trước âm mưu xâm lược của nhà Tống, Thái úy Lý Thường Kiệt đã thể hiện đường lối thiên tài về quân sự là “tiên chế nhân phát” nghĩa là ngồi đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để làm suy yếu và lung lạc tinh thần của chúng. Ông đã thống lĩnh 10 vạn quân sang đất Tống đánh phá các căn cứ quân sự của chúng ở châu Ung, châu Khâm và châu Liêm, rồi chủ động rút quân về nước lập phòng tuyến bên bờ Nam sông Như Nguyệt để kháng chiến chống Tống.
Lý Thường Kiệt đã cho chọn bờ Nam sông Như Nguyệt để xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt; bởi con sông này bắt nguồn từ Thái Nguyên chảy qua Bắc Giang, Bắc Ninh, xuống Phả Lại rồi đổ vào sông Lục Đầu; mọi con đường tiến công của quân Tống từ phía Bắc xuống đều phải vượt qua con sông này. Ông đã cho lập phòng tuyến sông Như Nguyệt để chặn giặc Tống chạy dài dọc con sông này; nhưng trọng điểm là những nơi có bến đò ngang và đường trảy kinh ngắn nhất về kinh đô Thăng Long, thuộc các xã: Tam Giang, Dũng Liệt, Tam Đa (Yên Phong), Hòa Long, Thị Cầu, Đáp Cầu (thành phố Bắc Ninh), Đại Xuân, Việt Thống (Quế Võ). Trong số những làng xã trên thì bến đò Như Nguyệt (Tam Giang) và bến đò Thị Cầu (thành phố Bắc Ninh) được xây dựng là hai cứ điểm quân sự quan trọng nhất vì có bến đò ngang và con đường giao thông huyết mạch ngắn nhất về Thăng Long. Đó là Như Nguyệt-Thăng Long chưa đầy 20km và Thị Cầu-Thăng Long chưa đầy 30km. Để phối hợp với hai cứ điểm quân sự quan trọng Như Nguyệt và Thị Cầu còn là hàng loạt các doanh trại, đồn sở của quân đội nhà Lý và các đội dân binh địa phương ở các làng xã nằm ven sông Như Nguyệt.
Núi Cổ Mễ (núi Kho) nằm gần với bến đò Thị Cầu, không những có các doanh trại quân đóng ở đó, mà còn có kho lương thực của quân đội nhà Lý để phục vụ cho phía Đông phòng tuyến. Bến sông Thị Cầu có một cụm doanh trại quân đội nhà Lý đóng ở núi Thị Cầu và các làng xã lân cận như Cổ Mễ, Vũ Ninh, Đại Xuân, Việt Thống. Về phía Phả Lại để chặn quân Tống từ Lục Đầu Giang ngược sông Cầu lên, cho đóng một căn cứ thủy quân ở Vạn Xuân do hai hoàng tử Hoằng Chân và Chiêu Văn chỉ huy khoảng 400 chiến thuyền và hai vạn quân thủy. Đồng thời kết hợp đánh chặn giặc Tống với phòng tuyến sông Như Nguyệt còn là các đội dân binh địa phương của hàng loạt các làng xã dọc bờ Nam sông Như Nguyệt và các lộ phía Bắc.
Nếu như chiến tuyến được xây dựng ở các làng xã sát sông Như Nguyệt thì đại bản doanh của quân đội nhà Lý gồm có Bộ chỉ huy, lực lượng quân chính quy và hậu cần lại được thiết lập ở xã Yên Phụ (Yên Phong). Dấu ấn của đại bản doanh quân đội nhà Lý còn để lại ở tên các địa danh như: Núi Đồn, núi Tuần Phiên, Cánh Dinh, Cổng Trại, Cầu Gạo, Điếm Trung Quân, Đường Bổ Quân, Bãi Tập Trận. Sở dĩ Lý Thường Kiệt chọn Yên Phụ làm nơi đóng Đại bản doanh của cả phòng tuyến, bởi dãy núi này nằm án ngữ trên con đường giao thông huyết mạch Như Nguyệt-Thăng Long, đồng thời chỉ cách bến đò Như Nguyệt chưa đầy 6km, rất thuận lợi cho việc chỉ huy chiến trận, cũng như bổ quân và vận chuyển lương thực, thực phẩm đến các trận địa quan trọng thuộc phòng tuyến. Cuối năm 1076, dưới sự lãnh đạo của Thái úy Lý Thường Kiệt, phòng tuyến sông Như Nguyệt được quân dân Đại Việt thiết lập xong và cả dân tộc trong tư thế chủ động đánh bại quân xâm lược Tống.
Như vậy, núi Kho và đền Bà Chúa Kho nằm trong địa bàn chiến lược quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Tống, không những là một trọng điểm quân sự, mà còn là nơi cất giấu kho lương của quân đội nhà Lý. Và truyền thuyết của địa phương Cổ Mễ về bà Chúa Kho có công trông coi kho lương Nhà Lý và được thờ phụng làm Thần là có cơ sở.
Đền Bà Chúa Kho là một trong những di tích cổ kính thâm nghiêm gắn liền với hàng ngàn năm lịch sử và văn hiến của quê hương Kinh Bắc- Bắc Ninh. Theo bề dày lịch sử, tín ngưỡng đền Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ đã có nhiều lớp văn hóa tín ngưỡng của nhiều thời đại. Song điều quan trọng hơn cả là từ lâu đời ngôi đền cổ này đã đi vào tâm linh tín ngưỡng dân gian vô cùng linh thiêng “sở cầu đắc cầu, sở nguyện đắc nguyện” và những năm gần đây là điểm nhấn tâm linh tín ngưỡng của nhân dân cả nước. Hàng năm, có tới hàng ngàn lượt khách của khắp các tỉnh thành trong nước hành hương tìm về đền Bà Chúa Kho để cầu phúc, cầu tài, cầu lộc, cầu con, cầu của, cầu bình an và sống hướng thiện.

 

Danh sách khách sạn

KHÁCH SẠN KIM XUYẾN SẦM SƠN

News image

 Khách sạn Sầm Sơn – Kim Xuyến được xây dựng hoàn toàn mới và được đưa vào sử dụng phục vụ quý khách du lịch từ tháng 4 ...

Xem tiếp

KHÁCH SẠN HUY HOÀNG SẦM SƠN

News image

Địa chỉ: Số 16 Đường Tống Duy Tân, Bãi Tắm C, P.Bắc Sơn – Sầm Sơn  Khách sạn Huy Hoàng cách biển 30 m bao gồm 5 tầng với tổng số 30...

Xem tiếp

Vanchai Resort - Sầm Sơn Thanh Hóa

News image

  Thư ngỏ Chào mừng Quý khách đến với Vạn Chài Resort, một thiên đường thanh bình nằm trên bãi biển Sầm Sơn. Vạn Chài Resort mang nét ...

Xem tiếp
Địa danh du lịch

Nghệ An

Quảng Ninh

Gia Lai

Phan Thiết

Bình Định

Hà Tỉnh

Vĩnh Phúc

Đồng Tháp

Quảng Ngãi

Bình Dương

Đồng Nai

Bạc Liêu

Nha Trang

Hải Phòng

An Giang

Thừa Thiên Huế

Bình Phước

Phú Yên

Cà Mau

Sóc Trăng

Thanh Hóa

Quảng Bình

Ninh Bình

Điện Biên

Móng Cái

Quảng Nam

Bắc Giang

Đà Nẵng

Bắc Ninh

Lào Cai

Hà Giang

Ninh Thuận

Bình Thuận

Khánh Hòa

Vĩnh Long

Tây Nguyên

Vĩnh Long

Nam Định

Lâm Đồng

Hải Nam

Hưng Yên

Hải Dương